|
|
Phòng trừ sâu hại cà chua - 27/06/2012 |
|
Phá hại trên nhiều loại cây như bầu bí dưa leo dưa gan, cà chua, ớt, đậu nành, đậu trắng…Thành trùng là ruồi nhỏ màu đen, dài từ 1,3 - 1,5mm, cánh màng dài. Đẻ trứng trên lá, trứng nở ra dòi đục lòn giữa biểu bì lá thành những đường hầm ngoằn ngoèo, làm khô lá và giảm diện tích quang hợp của lá. Sâu thường gây thành dịch hại vào đầu mùa khô, thường từ giai đoạn cây có lá bánh tẻ trở đi |
|
1-SÂU VẼ BÙA: (Liriomyza trifolii- Họ: Agromyzyiidae; Bộ Hai Cánh :Diptera)
Phá hại trên nhiều loại cây như bầu bí dưa leo dưa gan, cà chua, ớt, đậu nành, đậu trắng…Thành trùng là ruồi nhỏ màu đen, dài từ 1,3 - 1,5 mm,cánh màng dài.Đẻ trứng trên lá,trứng nở ra dòi đục lòn giữa biểu bì lá thành những đường hầm ngoằn ngoèo,làm khô lá và giảm diện tích quang hợp của lá.Sâu thường gây thành dịch hại vào đầu mùa khô,thường từ giai đoạn cây có lá bánh tẻ trở đi
Phòng trừ:dùng thuốc gốc lân hoặc gốc cúc kết hợp với dầu khoáng: ANITOX 50SC,CARMETHRIN 10EC,25EC, FENTOX 25EC.Các loại thuốc khác : CAREMAN 40EC , DELTOX 2,5EC, CANON 100SL, thuốc gốc điều hòa sinh trưởng như Cyromazine và các loại dầu khoáng
Ruồi đục lá có vòng đời ngắn, mặt khác chúng lại sinh sản rất nhiều nên chúng rất nhanh quen thuốc. Vì thế, bạn nên thường xuyên thay đổi lọai thuốc để giảm bớt áp lực gây quen thuốc cho chúng.
2-BỌ RÙA : (Epilachna vigintioctopunctata –Họ: Coccinellidae, Bộ:Coleoptera)
Phá hại bầu, bí, dưa, cà chua, đậu bắp, ớt, các loại đậu. Thành trùng có cánh màu đỏ cam, có 28 chấm đen trên cánh. Cơ thể có chiều dài từ 5 - 7mm và rộng từ 4 - 6mm.
Thành trùng cái sống khoảng 51 ngày và thành trùng đực sống từ 40 - 45 ngày
Cả ấu trùng và thành trùng đều sống ở mặt dưới lá, cạp biểu bì và nhu mô diệp lục của lá, chỉ còn lại biểu bì trên và gân.
Mật số cao bọ rùa có thể cạp ăn trụi lá trên cây. Ngoài hại cây, chúng còn ăn một số sâu hại khác như Rệp, Rầy.
Biện pháp phòng trừ: -Trồng xen và luân canh với các cây họ Hoa Thập tự,Họ Hòa Thảo-Ngắt bỏ các lá bị hại và lá có nhộng bám-Dùng thuốc :ANITOX 50SC, CAZINON 50ND, CARMETHRIN 10EC,25EC, FENTOX 25EC, CAREMAN 40EC
3-RẦY MỀM :( Aphis gossypii - Họ: Aphididae; Bộ Homoptera)
Thành trùng có hai dạng:
Dạng không cánh: cơ thể dài từ 1,5 - 1,9 mm và rộng từ 0,6 - 0,8 mm. Toàn thân màu xanh đen, xanh thẩm và có phủ sáp; một ít cá thể có dạng màu vàng xanh.
Dạng có cánh: cơ thể dài từ 1,2 - 1,8 mm, rộng từ 0,4 - 0,7 mm. Đầu và ngực màu nâu đen, bụng màu vàng nhạt, xanh nhạt, có khi xanh đậm, phiến lưng ngực trước màu đen. Mắt kép to. Ống bụng đen.
Ấu trùng và thành trùng tập trung mặt dưới lá, nhất là đọt non, bông, chồi hút nhựa làm cho các phần ấy bị khô héo hoặc để lại những vết thâm đen trên lá
Biện pháp phòng trừ:
+ Nhặt và chôn vùi các phần có rầy gây hại.
+Không nên bón nhiều phân đạm.
+Rầy mềm nhân mật số rất nhanh nên thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời và phòng trị đúng lúc thì cũng tương đối dễ diệt. Có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu thông dụng để trị.
Vì rầy mềm truyền bệnh virus nên thuốc trừ sâu chỉ có thể diệt được rầy mà không hạn chế được bệnh, nhưng nếu áp dụng thuốc sớm, diệt được số lớn rầy ở giai đoạn đầu thì khả năng truyền virus của rầy không nhiều.
+Dùng thuốc gốc hóa học thông thường như các thuốc gốc lân, carbamate, cúc tổng hợp hoặc sinh học như Abamectin ( SAUTIU 1,8 và 3.6EC)
.4- Rầy phấn trắng : (Bemisia tabaci- Họ: Aleyrodidae ; Bộ Cánh Đều: Homoptera)
Phá hại cây bông vải, dưa bầu bí, rau màu các loại và nhiều loại cây trồng khác.
Con trưởng thành dài 0.75-1.4 mm, sải cánh dài 1.1-2mm. Hai đôi cánh trước và sau dài bằng nhau. Toàn thân và cánh được phủ bởi một lớp phấn màu trắng. Sâu non màu vàng nhạt, khi mới nở có chân, bò dưới mặt lá, rồi ở cố định một chổ dưới mặt lá. Sau khi lột xác chuyển sang tuổi 2 thì sâu non không còn chân, có thể nhìn rõ mắt kép và râu đầu. Cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút nhựa cây làm chết mô thực vật, và tiết nước bọt làm lan truyền mầm bệnh đặc biệt là virus gây bệnh xoăn lá cà chua.
Biện pháp phòng trị:-Hạn chế triệt để Bọ Rầy phấn trắng trong vườn ươm bằng che phủ màng nylon và phun thuốc-không trồng cà chua gần cạnh các cây kỳ chủ khác như Khoai Tây, bầu bí, cà tím…-Vệ sinh đồng ruộng, tỉa bỏ các lá dưới gốc để hạn chế nơi ẩn nấp của Rầy-Luân canh cà chua với Rau họ thập tự,hành tỏi hoặc họ Hòa Thảo-Phun thuốc :CANON 100SL,HOPKILL 50ND,CARMETHRIN 25EC,DELTOX2,5EC,FENTOX25EC và các loại thuốc gốc sinh học như Beauveria bassiana ( MUSKARDIN)
5- Sâu xanh :(Helicoverpa armigera=Heliothis armigera –họ Noctuidae-Bộ Lepidoptera)
Phá hại Bắp, Bông vãi, cà tím,ớt…Bướm thân dài 18-20mm, sải cánh rộng 30-35mm, màu nâu nhạt, trên cánh trước có các đường vân rộng màu xanh thẵm.Trứng hình bán cầu, lúc đầu trắng sau chuyển màu nâu, trên bề mặt có nhiều đường gân dọc. Sâu non có màu xanh lá cây, hồng nhạt hoặc nâu thẫm, trên thân có sọc đen mờ, đẫy sức dài 40mm. Nhộng màu nâu, dài 18-20mm, cuối bụng có 2 gai song song. Bướm hoạt động ban đêm, sức bay khỏe và xa, đẻ trứng rải rác từng quả trên mặt lá và nụ hoa. Một bườm cái đẻ gần 1000 trứng. Sâu non nhỏ tuổi ăn búp, lá non, nụ hoa.Từ tuổi 3 sâu đục vào trong quả, đùn phân ra ngoài. Chổ quả bị đục thường bị thối.một đời sâu non có thể di chuyển đục nhiều quả. Sâu trưởng thành chui ra khỏi quả để hóa nhộng trong lớp đầt sâu 5-10 cm.
Vòng đời sâu trung bình 40-50 ngày, trong đó thời gian trứng 5-7 ngày, sâu non :20-25 ngày, nhộng:10=14 ngày, bướm đẻ trứng:3-5 ngày.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Thường xuyên quan sát ruộng đậu, nhất là từ sau khi trồng đến 1 tháng tuổi lá chưa giao nhau, để phát hiện ổ trứng và kịp thời ngắt bỏ.
Sâu có khả năng kháng thuốc cao nên rất khó trị bằng các lọai thuốc sâu thông thường. Nên bắt sâu bằng tay kết hợp với việc phun thuốc, đặc biệt là lọai gốc cúc tổng hợp (Pyrethroids) vì có biệt tính cao lại mau phân hủy trong đất. Loài sâu này thường hay bị một loại siêu vi khuẩn (vi rút) thuộc nhóm NPV tấn công ở ngoài đồng.
Tránh trồng xen canh với bắp, cà chua, thuốc lá vì đều là cây ký chủ của chúng. Sau mỗi vụ nên xới đất rồi phơi ải một thời gian để diệt nhộng của sâu còn ẩn lại trong đất.
Khi cần thiết, dùng các loại thuốc như SAUTIU 1,8 và3,6EC; ANITOX 50SC,ACE 5EC ; CAGENT 5SC và 800WP để phòng trị..Các loại thuốc mới thuộc gốc sinh học như MUSKARDIN (nấm Beauveria bassiana), gốc sinh học : Emamectin,Spinosad,Spinetoram
6-TUYẾN TRÙNG :(GÂY NỐT SẦN,BƯỚU RỄ) : (Meloidogyne spp)
TT phát triển thích hợp trong đất có nhiệt độ 25-300 C, ẩm độ khoảng 40%, sống trong đất cát tốt hơn trong đất thịt. Ở nhiệt độ 48-600 C tuyến trùng non sẽ chết.Trong đất , tuyến trùng tồn tại từ 1-2 năm.Trong 1 năm tuyến trùng có thể hoàn thành 10-12 lứa gây hại cây
Triệu chứng:
+ Trên mặt đất,cây bị lùn cằn cỗi và chuyển màu vàng.Cây bệnh nặng có thể chết.
+ Dưới mặt đất :hệ thống rễ sơ cấp và thứ cấp xuất hiện những nốt sưng phồng.Nốt sưng bắt đầu to lên khi bệnh phát triển nặng. Lúc đầu bướu có màu trắng,sau chuyển thành nâu, cuối cùng có thể bị nát ra, khi đó rễ bị thối đen
Tuyến trùng sinh sống và phá hại trên phạm vi rộng của nhiều cây ký chủ khác nhau.TT có thể tồn tại dưới hình thức trứng tiềm sinh trong đất qua nhiều tháng. Điều kiện nhiệt độ ấm nóng và cơ cấu đất trồng loại cát pha tơi xốp và nhẹ thích hợp cho TT phát triển
Biện pháp phòng trừ:
+Luân canh với cây họ Hòa Thảo trong 2-3 năm.
+Nhổ bỏ tiêu hủy cây bị bệnh
+Những ruộng bị hại nặng cần xử lý đất bằng cày đất phơi ải,bón vôi hoặc xử lý thuốc trị tuyến trùng như CAZINON 10H, Furadan 3G, chế phẩm chứa nấm Trocoderma sp..
+Nên trồng xen với cây trồng khác họ để hạn chế thiệt hại
+Trồng xen cây hoa Vạn Thọ (Tagetessp.),cỏ họ Đậu: Sục sạc(Crotaria juncea)
+Bón nhiều phân hữu cơ.
7- NHỆN ĐỎ : (Tetranychus spp.-LỚP NHÊN Arachnida- BỘ NHỆN NHỎ :Acarina)
Nhện trưởng thành rất nhỏ, hình bầu dục, dài 0,5mm, màu đỏ hồng,có 8 chân, di chuyển nhanh, trứng rất nhỏ, hình bán cầu, màu đỏ sẫm, nhìn qua kính phóng đại thấy chính giữa quả trứng có 1 sợi ngắn thẳng đứng.Nhện non giống trưởng thành màu hống.
Nhện trưởng thành nhả tơ giăng thành một lớp sợi rất mỏng ở mặt dưới lá, đẻ trứng từng quả gắn vào lớp tơ.Một con cái đẻ được 200 trứng. Nhện non và trưởng thành sống tập trung ở mặt dưới lá, chích hút nhựa tạo thành các vết màu nâu vàng nhạt dọc theo 2 bên gân lá. Mật độ nhện cao có thể làm lá vàng, khô và rụng, cây sinh trưởng kém.nhện còn chích hút vỏ quả non làm quả nhỏ, sần sùi
Vòng đời trung bình 20-25 ngày, trong 9o1 thời gian trứng 4-6 ngày, nhện non 13-15 ngày, trưởng thành đẻ trứng 3-5 ngày
Nhện đỏ phát triển trong điều kiện thời tiết nóng và khô, thường phá hại nặng từ khi cây có hoa đến khi thu hoạch quả. Nhện hại nhiều loại cây như :Bông,chè,cam quít.đậu đỗ, dưa…
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ :
-Bón phân, tưới nước đầy đủ cho cây sinh trưởng tốt
-Khi nhện phát triển gây hại không để ruộng khô hạn
-Dùng các thuốc như ANITOX 50SC hoặc các thuốc chuyên trị Nhện
8-SÂU ĐO : (Trichoplusia ni-Noctuidae)
Phân bố rộng ở vùng nhiệt đớivà cận nhiệt đới.Phá hại nhiều loại hoa màu như; bắp cải và rau họ thập tự, cà chua, khoai tây,khoai lang,bông,dưa,đậu…
Sâu nhỏ ăn thủng lá từng lổ nhỏ, sâu lớn có thể ăn trụi lá chỉ chừa gân
Bướm đẽ trứng ở mặt dưới lá, khả năng bướm có thể đẽ từ 300-1600 trứng.Mới đẽ bằng đầu đinh ghim,nở sau 2-6 ngày.Sâu trãi qua 5 tuổi.trưởng thành dài 3-4 cm
Bướm trưởng thành màu xám nâu,thân dài 2,5cm,sãi cánh 4cm.
Phòng trừ:
+Bảo tồn các loài thiên địch như các loại Ong và Ruồi ký sinh>Động vật như chim và dơi ăn bướm sâu đo
+Khi mật số cao cần phun xịt thuốc ,nên xử dụng thuốc gốc thực vật như dịch cây Neem,thuốc vi sinh như Bacillus thurigiensis,thuốc gốc virus NPV. Các loại thuốc mới thuộc gốc sinh học như MUSKARDIN (nấm Beauveria bassiana), gốc sinh học : Emamectin,Spinosad,Spinetoram
|
Hữu An |
Theo CPC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|