Get the Flash Player to see this player.
Bác sĩ cây trông » Sâu bệnh
Phòng trừ bệnh hại Đu Đủ - 17/07/2012
 1-BỆNH ĐỐM LÁ: (Phyllosticta sulata - Họ: Botryosphaeriaceae - Lớp: Deuteromycetes)
Bệnh gây hại trên lá. Đốm bệnh hình tròn hoặc bầu dục, giữa có màu bạc trắng, xung quanh viền màu vàng hoặc nâu. Khi già vết bệnh khô và mỏng dần rồi rách đi. Trên vết bệnh có các hạt nhỏ màu đen, là các ổ bào tử. Bị bệnh nặng lá vàng, sinh trưởng kém.
Bào tử tồn tại trên lá già và bệnh tiếp tục lan truyền. Bệnh phát triển trong điều kiện nóng ẩm, cây chăm sóc kém

Phòng trừ:
Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt
Thu gom tiêu hủy lá bệnh
Phun các thuốc Bordeaux, Copperzinc 50WP, Canazole super 320EC

2-BỆNH THÁN THƯ: (Collectotrichum gloeoporioides-Deuteromycetes)

Bệnh gây hại chủ yếu trên lá và quả,đôi khi có trên cuống quả và thân cây.Trên lá, vết bệnh lúc đầu là những đóm tròn màu vàng nhạt, về sau vết bệnh lớn lên có màu nâu, trên đó có các đường vân vòng đồng tâm. Lá bệnh nặng cháy từng mảng lớn.Trên quả vết bênh là những đốm tròn hơi úng nước, lúc đầu nhỏ màu xanh tái, sau lớn lên có màu nâu,lõm vào thịt quả. Nhiều vết bệnh liền nhau thành vết lớn và thường thấy có tơ nấm trắng ở xung quanh, chỗ vết bệnh bị thối và có màu nâu tối. Nấm có thể gây hại từ khi quả cònxanh, nhất là khi chín thì quả thối nhanh hơn. Cuống quả bị bệnh cũng hóa nâu và thối,quả rụng.Trên thân vết bệnh màu nâu,hơi lõm .
Nấm phát triển trong phạm vi 6-32 độ C, thích hợp nhất ở 23-25 độ C. Nấm tồn tại trong tàn dư cây bệnh trong đất.Thời tiết ấm áp và mưa nhiều thuận lợi cho bệnh phát triển gây hại
Phòng trừ:
Thu gom tiêu hủy tàn dư và bộ phân cây bị bệnh
Phun thuốc gốc đồng Carosal 50SC, Mancozeb..Sau khi thu hoạch nhúng quả trong dung dịch thuốc Mancozeb 0,2% hoặc ngâm trong nước nóng 50 độ C trong 15 phút
3-BỆNH THỐI GỐC: (Pythium aphanidermatum-Lớp :Phycomycetes)
Bệnh thường gây hại ở cây lớn, đôi khi cây con trong vườn ươm cũng bị bệnh làm héo gục.Vết bệnh đầu tiên xuất hiện ở gốc cây giáp mặt đất, sau đó lan rộng ra quanh thân, có màu nâu đen và thối rữa, lá trên cây bị vàng rũ rồi rụng đi, lần lượt từ lá dưới đến lá trên,cuối cùng chỉ còn trơ lại đọt, quả cũng bị rụng, cả cây bị chết và đổ ngã. Phần mô thân bị thối rữa chỉ còn lại xơ trông giống như tổ ong. Bệnh cũng lan xuống làm thối rễ
Nấm hình thành phân sinh bào tử và noãn bào tử.Nấm phát triển thích hợp trong phạm vi 20-30 độ C, tồn tại trong đất dưới dạng noãn bào tử
Phòng trừ:
Đất trồng đu đủ cầncao ráo,thoát nước tốt,vun cao gốc và không để gốc cây quá ẩm
Cây bệnh nặng cần nhổ và đào bỏ cả gốc rễ mang ra xa vườn tiêu hủy
Cây mới bệnh dùng thuốc Cajet M10 72 WP,Cantox D 35 và 50WP, thuốc gốc đồng như Zincopper 50WP, Canthomil 47WP…phun đẫm vào gốc hoặc tưới vào đất quanh gốc cây
4-Bệnh do nấm Phytophthora palmivora :(Lớp:Phycomycetes)
Nấm gốc thủy sinh sống trong đất. Mầm mống nấm bệnh lan truyền qua đất do vết chân mang đi từ vườn nầy sang vườn khác, bào tử lây lan theo nguồn nước tưới và bay theo gió.
Bệnh làm thối gốc thân, thối ngọn cây và thối trái.
Điều kiện đất vườn ẩm thấp, đọng nước là điều kiện kàm nấm gây hại nặng 

Phòng bệnh:
+Nhổ bỏ,tiêu hủy cây bệnh
+Đất thấp nên lên liếp
+Khơi rảnh để nước thoát mau sau các cơn mưa
+Bón nhiều phân hữu cơ hoai mục,có ủ với nấm đối kháng Tricoderma càng tốt
+Phun và tưới gốc CAJET M10-72WP (50gr)+ 5ml NUSTAR 40EC
5-BỆNH PHẤN TRẮNG(Oidium caricae-Lớp:Ascomycetes)


Bệnh thường xảy ra trên những lá già dưới thấp trước tiên và không làm giảm nhiều đến năng xuất trái.Tuy nhiên nấm sẽ gây hại nặng trên vườn cây còn nhỏ, nếu gặp nóng và ẩm độ tăng cao
Nấm phát triển ở mặt dưới lá , tập trung gần gân lá. Vết bệnh lúc đầu xanh nhạt, úa vàng và có viền xanh đậm bao quanh. Sợi nấm sinh ra bào tử bao phủ như 1 lớp phấn trắng, thânlá, cuống hoa và trái đều bị nhiễm nấm. 
Phun thuốc: CAROSAL 50WP,CANAZOLE SUPER 320EC thuốc chứa hoạt chất gốc Benomyl, carbendazim, mancozeb, thiophanate-methyl, and triadimefon
Công thức hữu hiệu là dùng 50% thuốc CAROSAL 50SC( và 50WP)+ 50% thuốc gốc Hexaconazole phun lên tán lá.
6-Bệnh vàng rụng lá (do nấm Corynespora cassiicola -họ Corynesporascaceae-bộ Pleosporales, lớp Dothideomycetes)




• Tên Khoa học khác đồng nghĩa là
• Cercospora melonis Cooke
• Cercospora vignicola E. Kawam.
• Corynespora mazei Gussow
• Corynespora vignicola (E. Kawam.) Goto
• Helminthosporium cassiicola Berk. & M.A. Curtis
• Helminthosporium papayae Syd.
• Helminthosporium vignae Olive
• Helminthosporium vignicola (E. Kawam.) Olive
Bệnh hại thân,lá,cuống lá và trái.
Vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ rất khó nhận ra.Vết bệnh trên lá có màu vàng tái hình tròn hay bất định rộng 1-2mm , chính giữa tâm vết bệnh bị hoại. Mặt trên lá, vết bệnh biến màu xám đến trắng, hơi lõm xuống, có viền màu đậm hơn bao quanh bởi 1 quầng sáng, trung bình cở 4-8mm. Sau đó vết bệnh có màu nâu, hoại tử, có viền nâu đỏ
Các lá bên dưới bị nặng hơn các lá trên, có hàng trăm vết bệnh trên 1 lá kiến lá vàng rụng sớm.Trên cuống lá,vết bệnh tương tự như trên lá,hình bầu dục,cở 1-2mm x 20mm, cuối cùng có màu nâu đậm.Trên trái, vết bệnh hình tròn, hơi lõm xuống, khô ráo, cở 0,5-3cm, có màu đen do sự thành lập các bào tử. Dù vết bệnh trên trái xanh hay trái già, các vết bệnh có thể liên kết bao phủ một phần khá lớn diện tích trái. Nấm cũng là một trong những loại gây thối trái sau thu hoạch khi có cơ hội xâm nhiễm vào trái qua các vết thương trầy xước.
Phun các loại thuốc như Canazole super 320EC,Carosal 50SC và 50WP ,thuốc gốc Azoxystrobin
Công thức hữu hiệu là dùng 50% thuốc CAROSAL 50SC+ 50% thuốc gốc Hexaconazole phun lên tán lá.
7- Bệnh do virus:


• Cây con mới trồng có thể bị nhiễm bệnh nhưng thường thấy ở cây lớn 1-2 năm tuổi. Lá bị bệnh khảm có nhiều vết xanh và vàng xen kẽ loang lổ, bệnh càng nặng lá càng chuyển sang màu vàng nhiều hơn.Lá bị bệnh nhỏ lại, số thùy lá gia tăng và nhăn nheo biến dạng.Lá già bị rụng chỉ còn lại chùm lá bị khảm vàng ở ngọn. Cây bị bệnh quả ít,nhỏ,bến dạng và chai sượng.Sau một thời gian bị bệnh cây có thể chết
• Virus bệnh khảm đu đủ không lan truyền qua hạt mà lan truyền qua vết thương.Môi giới truyền bệnh là Rệp muội Myzus persicae và 1 số loài rệp muội khác 

• Phòng trừ:
+Không trồng đu đủ ở vùng đã có bệnh
+Nhổ bỏ tiêu hủy các cây bỊ bệnh
+Phòng trừ rệp muội,phun thuốc trừ sâu như CANON 100SL,ACE 5EC,ANITOX 50SC,CAGENT 800WP, CAREMAN 40EC
8-Bệnh thối quả sau thu hoạch:


Do một số loài nấm mốc và vi khuẩn xâm nhập vào trái qua các vết trầy xước, bầm dập trong quá trình thu hái, tồn trử và chuyên chở trái
Phòng trừ:
+Thu hái đúng độ già của trái, phân loại trái, rửa bằng nước ấm 500 C
+Tránh làm bầm dập trái trong thu hoạch, vận chuyển
+Khử trùng dụng cụ hái và giỏ, sọt, cần xé đựng trái
+Nếu áp lực nấm gây bệnh cao, có thể phun ngừa trước thu hoạch 10-15 ngày thuốc trừ nấm bệnh như Benomyl, Metalaxyl, Azoxystrobin…(chú ý thời gian cách ly của thuốc)
+Xông hơi, ngâm hoặc phun xịt các hóa chất ít độc hại như CO2, SO2,KMnO4.,
Một cách vừa rẻ, vừa dễ làm đó là bảo quản bằng cách rửa trái bằng dung dịch clo.Hai loại muối canxi hypoclorit (dạng bột) và natri hypoclorit (dạng lỏng) là những chất rẻ tiền và dễ kiếm. Trái được rửa trong dung dịch hypoclorit (dung dịch Clo 0.0025% trong 2 phút, sau đó rửa dưới vòi nước sạch để kiểm soát vi khuẩn, nấm men và nấm mốc).
+Trét vào cuống quả vôi tôi để ngừa nấm gây thối cuống trái.
Hữu An
Theo CPC
 
Các bài viết mới
  Mọt đục cành cà phê - ()
  Sâu tơ hại rau - ()
  Nhện gié hại cây Lúa - ()
  Bệnh thối gốc chảy nhựa Cam quýt - ()
  Mọt đục trái cà phê - ()
  Phòng trừ sâu hại Ổi - ()
  Phòng trừ bệnh hại Dưa Hấu - ()
  Phòng trừ sâu hại Dưa Hấu - ()
  Phòng trừ sâu hại Xoài - ()
  Phòng trừ bệnh chết nhanh trên cây Tiêu - ()
Các bài viết khác
  Phòng trừ sâu hại Đu Đủ - ()
  Phòng trừ nấm bệnh hại Mãng Cầu - ()
  Bệnh Đốm Vòng Đu Đủ Và Cách Phòng Trị - ()
  Sâu ăn bông xoài - ()
  Biện pháp phòng trị Đuông, Kiến Vương hại dừa - ()
  Bệnh thối đọt dừa mối nguy hiểm cho các vườn dừa - ()
  Bọ cắt lá Xoài - ()
  Sâu đục thân cành Xoài - ()
  Rầy bông xoài - ()
  Ruồi đục trái Xoài - ()
  
 
1
2
3
4
5
 
VIDEO CLIP  
Logo CPC phần ý nghĩa
Logo CPC phần ý nghĩa
Molucide 6G
Cajet M10
Lễ ra mắt Logo CPC
Mẫu Mã SP
Tính chất hoá lý của Thuốc trừ bệnh ...
 Thuốc trừ nắm bệnh và vi khuẩn do CPC sản xuất rất đa dạng gồm dạng lỏng và dạng bột. Trong dạng lỏng có dạng nhủ dầu (EC, ND) và dạng dung dịch (SC, SL, DD)
Phóng sự ảnh
Ý tưởng nông nghiệp mới
Dự án nhà máy chế biến hạt điều
Giống vi sinh vật kích thích tạo trầm hương
Trang thông tin về lĩnh vực máy công nghiệp - ...
Xuất khẩu trà thảo dược Việt Nam sang Âu Châu, ...
Giải pháp cho thực trạng khan hiếm đất nông nghiệp
Vườn di động
Nuôi và chế biến một loại thực phẩm độc đáo
Dịch vụ cung ứng nguyên liệu làm phân hữu cơ ...
Mô hình trang trại khép kín, sau 6 tháng bắt ...
Mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng ...
Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức nội bộ   |  Đặt website làm trang chủ  |   Liên hệ quảng cáo  |  Liên hệ  |  Lên đầu trang
swiss replica watches Omega is an older and more established brand. In fact, when Oris first opened its doors for business, Omega was already an established company and have been on the up-and-up ever since. replica watches swiss