Get the Flash Player to see this player.
Tin tức - Sự kiện » Tin khuyến nông
Chuối Laba trở lại - 30/06/2012
 Vì nhiều lý do mà hơn nửa thế kỷ qua, giống chuối Laba bị mai một dần. Mới đây chuối Laba đã báo hiệu sự trở lại khi Công ty Laba Đà Lạt xuất một đợt hơn 500 tấn chuối sang Úc.
 Và trước đó nữa là câu chuyện khôi phục giống chuối quý này.


Chuối laba
Một thời, chuối Laba đã trở thành đặc sản không thể thiếu trong các sạp trái cây ở Đà Lạt, nó thân quen đến đỗi nhiều người nhầm rằng mọi loại chuối ở Đà Lạt đều là chuối Laba. Chuyện đến tai ông Hoàng Văn Hùng, chuyên viên Phòng Nông nghiệp huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Ông quyết làm cho rõ ngọn ngành, không để mất danh chuối Laba.

Gần 60 tuổi, hơn ai hết ông hiểu được vị ngon quyến rũ của trái chuối Laba. Năm 2008, ông phối hợp với nhiều đơn vị thực hiện công trình “Phục tráng chuối Laba”.

Vào rẫy cà phê trồng… chuối

Hai tháng trời đi về giữa huyện Đức Trọng và Lâm Hà để tìm nguồn gốc chuối khiến ông Hùng suy nghĩ nhiều. Trên đường đi, khi ông hỏi những người thanh niên và trung niên thì không ai hay biết về giống chuối này, dù họ đang sống trên đất mẹ của cây chuối Laba Lâm Đồng.

Tại đây, ông Nguyễn Thái Hiền, một người già ở địa phương, dắt tay ông Hùng vào… rẫy cà phê để tìm cây chuối. Ông Hiền khẳng định trước đây rẫy này và khu vực xung quanh toàn trồng chuối Laba, khoảng 7ha. Trong một thời gian dài, cây chuối không mang lại lợi lộc gì cho người dân nên họ phá bỏ.

Sau những ngày lùng sục giữa những rẫy cà phê để tìm từng cây chuối mà những người lớn tuổi cho là Laba và đối chiếu tài liệu, ông Hùng tìm được ba cây chuối thuần chủng. Từ ba cây chuối này, ông và cộng sự đã dùng phương pháp cấy mô để nhân giống và tiến hành thử nghiệm ở Đức Trọng để tìm cho ra quy trình cuối có những buồng chuối nặng trên 50kg. Đến thời điểm nghiệm thu công trình (năm 2011) thì những buồng chuối 50-70kg đã xuất hiện.

Theo số liệu của Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, thời điểm đó diện tích trồng chuối Laba tại Đức Trọng lên đến 200ha, trong khi năm 2008 diện tích trồng chuối chỉ khoảng 20ha, trong đó chỉ một số ít là Laba nhưng đã già cỗi.

Trong công trình này, ông Hùng có tính đến chuyện đăng ký bảo hộ thương hiệu chuối Laba. Nhưng đến khi thương hiệu này được bảo hộ (năm 2012) thì ông nhận được thông tin bà con trồng chuối Laba ở Đức Trọng đang phá đi. Chuối Laba bị đánh đồng với những giống chuối khác, người nông dân không sống được khi giá bán tại vườn chỉ 3.000-4.000 đồng/kg. Bản thân ông cũng phải thuê người dọn sạch vườn giống chuối trưởng thành từ phương pháp cấy mô để trồng loại cây khác.

Năm 2011 anh Lê Sỹ Công, giám đốc Công ty Laba Đà Lạt, đưa 500 tấn chuối Laba sang thị trường Úc. Ông Hùng bảo chuyện của Công là “chuyện lạ” bởi chuối xuất khẩu sang trị trường này thì phải trăm trái như một, chưa kể những kiểm định ngặt nghèo về chất lượng của các công ty nhập khẩu. Khó nhưng Công quyết làm vì anh muốn khẳng định chuối Laba có thể đi xa ra khỏi thị trường nội địa, cần nhất là một quy trình khép kín từ lúc trồng cho đến lúc đóng container.

Để có ngần ấy chuối xuất khẩu không phải là chuyện dễ vì khi đó và cả bây giờ, cách thu hoạch chuối của nông dân còn thô sơ, chuối ra đến vựa thì bị trầy giập. Phía đơn vị nhập khẩu còn yêu cầu chuối không được có đốm đen trên vỏ, điều này chưa có vườn chuối nhà nông dân nào làm được. Công đã phải về vùng Đơn Dương, Đức Trọng và xộc vào từng nhà cam kết sẽ mua chuối với giá cao hơn thị trường, cùng lúc đó anh mang theo thiết bị hỗ trợ vận chuyển chuyên dùng cho chuối, hướng dẫn bà con dùng bao nilông bọc kín từng buồng chuối.

Ước mơ Labana

Năm 1995, khi vào Đà Lạt lập nghiệp, tình cờ Công được ăn một loại chuối lạ. Sinh ra trên vùng đất trồng nhiều chuối Yên Định, Thanh Hóa nên vị ngon lạ của trái chuối này so với chuối quê nhà khiến anh nhớ mãi sự khác biệt của nó. Sau này Công mới biết đó là chuối Laba và cái tên ấy đã khắc sâu trong đầu anh.

Năm 2008, vào TP.HCM đi siêu thị anh nhìn thấy chuối được nhập khẩu từ Philippines bày bán với giá 22.000đ/kg, đắt gấp cả chục lần chuối ta lúc ấy. Tự ái vì chuối ngoại vừa bột vừa nhạt lại được bán với giá cao hơn chuối Việt, Công rủ bạn mở Công ty Laba Đà Lạt chuyên kinh doanh chuối với thương hiệu Labana, mục tiêu là đẩy chuối Laba thành một thương hiệu mạnh.

Công thuê đất để trồng, thử nghiệm tìm kiếm quy trình hợp lý và đồng thời thu mua chuối để cung cấp cho thị trường Đà Lạt, TP.HCM, Vũng Tàu, Phan Thiết… Đến nay công ty anh đã có trang trại 6ha chuối Laba tại Tu Tra, Đơn Dương để làm mô hình mẫu và liên kết với nông dân cung cấp cây giống hướng dẫn kỹ thuật trồng chăm sóc và bao tiêu sản phẩm. Hiện nay công ty đã phát triển được vùng nguyên liệu hàng trăm hecta, có văn phòng giao dịch tại Đà Lạt và TP.HCM.

Giữa vườn chuối được trồng tăm tắp, mỗi buồng chuối vừa nhú ra đã được bao bọc kỹ lưỡng bằng bao nilông đến tận lúc thu hoạch, Công cho biết năm 2011 anh đã từ chối xuất sang Úc 10.000 tấn chuối Laba, trong năm 2012 anh chưa dám nhận đơn đặt hàng nào.

Chỉ sang vườn chuối gần đó cây mọc không theo trật tự nào, buồng chuối thì để trần phơi sương phơi gió, Công giải thích: “Bà con quen với nếp nghĩ chuối là giống cây thừa đất mới trồng, mặc nó ra sao thì ra nên chuối không đạt tiêu chuẩn bán ở những thị trường khó. Theo tính toán của công ty thì chưa tới 30% chuối có thể xuất đi thị trường châu Âu, châu Mỹ. Đối với những thị trường dễ tính như Trung Quốc đạt gần 80%. Nếu đưa cả tiêu chí thẩm mỹ vào để tính toán thì tỉ lệ này thấp hơn nữa”.

Nhắc đến chuyện người dân bắt đầu phá bỏ cây chuối sau hai năm với bao nỗ lực khôi phục, phát triển thị trường, đăng ký bảo hộ thương hiệu, anh bảo: “Kênh xuất khẩu không chấp nhận những sản phẩm sản xuất dễ dãi nên người nông dân chủ yếu bán ở thị trường nội địa dẫn đến bão hòa, mất giá và bà con phá là đương nhiên, dù đó là giống chuối đặc sản. Đây chính là lúc cần nhất có một quy trình chăm sóc sao cho cây chuối Laba từ khi xuống đất đến khi ra quầy và quả nó đóng trọn một cách nguyên lành để lên đường xuất khẩu. Chỉ có cách đó mới hoàn tất được quy trình khôi phục loại chuối đặc sản này”.
Theo Tuổi Trẻ cuối tuần
 
Các bài viết mới
  Cam mật không hạt - ()
  Sáng chế máy trồng và thu hoạch khoai mì - ()
  Một loại dịch hại mới trên cây có múi - ()
  Giống nhãn tím kì lạ ở Việt Nam - ()
  Mô hình trồng mướp hương - ()
  Mô hình trồng gừng dưới tán cây ca cao trong vườn điều - ()
  Trồng dưa leo trong vườn cao su - ()
  Bến Tre khuyến khích nông dân trồng xen ca cao, bưởi da xanh trong vườn ... - ()
  Tiền Giang: Cam sành vụ nghịch giá cao - ()
  Thông báo tình hình dịch hại trên cây trồng (từ ngày 25/06/2012- 02/07/2012) Sóc Trăng - ()
Các bài viết khác
  Bộ Tài chính công bố giá thành lúa vụ hè thu - ()
  Kỹ thuật trồng dưa hấu F1 - ()
  Nguy cơ từ bón thừa phân đạm - ()
  Độc đáo nhãn... tím ở Sóc Trăng - ()
  Dự báo tình hình sinh vật gây hại cho lúa. Tuần lễ 25-01/7/2012 - ()
  Củ khoai hình con vịt quán quân thi cây trái lạ - ()
  Bệnh chổi rồng - ()
  PHÒNG TRỪ RUỒI ĐỤC QUẢ TRÊN THANH LONG - ()
  Kỹ thuật trồng quýt hồng theo VietGAP - ()
  
 
1
2
3
4
5
 
VIDEO CLIP  
Logo CPC phần ý nghĩa
Logo CPC phần ý nghĩa
Molucide 6G
Lễ ra mắt Logo CPC
Cajet M10
Mẫu Mã SP
Tính chất hoá lý của Thuốc trừ bệnh ...
 Thuốc trừ nắm bệnh và vi khuẩn do CPC sản xuất rất đa dạng gồm dạng lỏng và dạng bột. Trong dạng lỏng có dạng nhủ dầu (EC, ND) và dạng dung dịch (SC, SL, DD)
Phóng sự ảnh
Ý tưởng nông nghiệp mới
Dự án nhà máy chế biến hạt điều
Giống vi sinh vật kích thích tạo trầm hương
Trang thông tin về lĩnh vực máy công nghiệp - ...
Xuất khẩu trà thảo dược Việt Nam sang Âu Châu, ...
Giải pháp cho thực trạng khan hiếm đất nông nghiệp
Vườn di động
Nuôi và chế biến một loại thực phẩm độc đáo
Dịch vụ cung ứng nguyên liệu làm phân hữu cơ ...
Mô hình trang trại khép kín, sau 6 tháng bắt ...
Mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng ...
Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức nội bộ   |  Đặt website làm trang chủ  |   Liên hệ quảng cáo  |  Liên hệ  |  Lên đầu trang
swiss replica watches Omega is an older and more established brand. In fact, when Oris first opened its doors for business, Omega was already an established company and have been on the up-and-up ever since. replica watches swiss