|
|
Kỹ thuật trồng cây đậu xanh - 15/07/2012 |
|
Đậu xanh là loại cây trồng rất mẫn cảm với thời tiết, do vậy việc canh tác sẽ tùy thuộc điều kiện khí hậu, tập quán và kinh nghiệm ở từng địa phương |
|
Vụ Hè Thu: thường được trồng vào cuối tháng 4 dương lịch, một số nơi gieo đón mưa và điều kiện tưới bổ sung khi gặp hạn, thì đậu xanh có năng suất cao, ít sâu bệnh.
Vụ Thu Đông: trồng vào trung tuần tháng 8 dương lịch là tốt nhất.
Vụ Đông Xuân : Trồng vào trung tuần tháng 11 dương lịch trên các chân đất giữ ẩm là tốt.
Đậu xanh trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng thích hợp nhất là đất thịt nhẹ, đất phải thoát nước tốt, giữ ẩm, không nhiễm phèn mặn, tơi xốp. Một số nơi trồng đậu xanh trên đất ruộng vụ Đông Xuân đạt năng suất cao.
Lượng giống: Mùa mưa : 10 - l2 kg/ha.; Mùa khô : l2 - 15 kg/ha..Hạt giống được lựa kỹ và phơi khô lại trước gieo.
Khoảng cách trồng: Mùa mưa: hàng cách hàng 40 - 50 cm, hốc cách hốc 30 - 40 cm. (gieo 2-3 hạt/hốc). Mùa khô: hàng cách hàng 30 - 40 cm, hốc cách hốc 30 - 40 cm. (gieo 2-3 hạt/hốc). Rạch hàng hoặc bổ hốc sâu 3 - 5 cm.
Phân bón:
Bón lót: 2-3 tấn phân chuồng hoặc 500 kg phân hữu cơ vi sinh + 300 - 350 kg Super lân/ha.
Bón thúc lần 1: khi đậu được 3 lá thật (7-10 ngày) bón 20 - 40 kg Urê + 50 kg KCl/ha và kết hợp làm cỏ.
Bón thúc lần 2: khi đậu bắt đầu ra hoa (25 ngày) bón 20 - 40 kg Urê + 50 kg KCl/ha và kết hợp làm cỏ.
Ngoài ra, có thế sử dụng thêm phân bón lá vào các giai đoạn cây con, trước ra hoa, nuôi trái.
Tưới nước: tưới vừa đủ, làm cỏ phá váng thường xuyên, không thể thiếu nước ở giai đoạn ra hoa đậu trái.
Làm cỏ: ruộng nhiều cỏ nên sử dụng thuốc trừ cỏ Ronstart liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Xịt ngay khi gieo, lúc đất còn ẩm mới có hiệu quả cao.
Phòng trừ sâu hại:
Dòi đục thân:Khi cây đậu có 3 lá (từ 7-10 ngày sau khi gieo), cần theo dõi phát hiện sớm (quan sát cây kém phát triển, quan sát phần thân gốc có dòi hay không). Có thể dùng thuốc trừ dòi như Sherpa, Cypermap 25EC...
Bọ trĩ, sâu xanh, sâu đục trái: Theo dõi và phòng trừ sâu gây hại trước khi ra hoa (khoảng 20-27 ngày sau khi gieo). Sử dụng các loại thuốc như: Confidor, Polytrin, Fastac…, lưu ý thường xuyên thay đổi thuốc và sử dụng đúng hướng dẫn để tránh lờn thuốc đối với các loại sâu xanh, sâu đục trái.
Ngoài ra còn chú ý phòng trừ một số sâu ăn tạp khác.
Phòng trừ bệnh hại:
Bệnh Lở cổ rễ: Khi cây còn nhỏ dễ bị bệnh lở cổ rễ chết từng đám, sau lan dần ra cả ruộng. Dùng Bavistin, Champion để trị. Khi thấy một vài cây bị bệnh có dấu hiệu vàng lá nên nhổ thiêu hủy ngay để tránh lây lan.
Bệnh khảm vàng lá: Xuất hiện khá phổ biến, gây hại nghiêm trọng làm giảm năng suất và chất lượng đậu xanh. Bệnh thường xuất hiện giai đoạn ra hoa đến thu hoạch nhất là giai đoạn đậu quả. Bệnh gây hại trên lá, hoa, quả làm các bộ phận này biến dạng, chuyển màu vàng. Biện pháp phòng trừ: Sử dụng giống ít nhiễm bệnh (V91-15). Kết hợp với biện pháp canh tác, dọn sạch tàn dư cây trồng. Diệt côn trùng môi giới truyền bệnh (rầy mềm, rệp dính) bằng các loại thuốc trừ rầy. Nhổ bỏ sớm cây bị bệnh để tránh lây lan. |
Trung tâm nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp - Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam. |
Theo trangvangnongnghiep.com |
|
|
|
|
|
|
|
|
|