1. Bệnh thối đen (Do nấm Ceratosmella fimbriata-Deuteromycetes)
Nấm hại:Khoai lang,Cacao,Xoài,Cà phê,Khuynh diệp,Cam Quít,Cao su,Đa,Khoai mì,Khoai môn…
Đây là một trong những bệnh hại củ tương đối phổ biến và quan trọng, vì bệnh rất dễ lây lan và có thể tấn công từ giai đoạn cây con đến khi thu hoạch và tồn trữ. Đôi khi trong lúc thu hoạch, bề ngoài củ trông vẫn bình thường, nhưng sau một thời gian tồn trữ thì củ mới biểu hiện triệu chứng và gây thiệt hại nhiều, nhất là khi chuyên chở.
Ở cây con: thân dưới đất có vết đen, gốc thân cũng có màu đen và thối, cây héo chết. Trên củ và thân ngầm: có các đốm tròn màu nâu hoặc đen, đường kính: 2-3 cm, đốm bệnh ăn sâu vào trong củ, làm củ có vị đắng và gây độc cho động vật. Đôi khi giữa đốm bệnh có mốc đen, đó là phần cổ của bao nang có miệng (perithecium) của nấm bệnh.
Nấm gây bệnh có thể sống trong đất vài ba năm. Nấm phát triển tốt nhất ở nhiệt độ: 22,7 - 25oC, trên 35oC, nấm hầu như không phát triển được. Do đó, khi giữ củ khoai ở 43oC trong một ngày, có thể diệt được nấm bệnh.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Dùng củ hoặc dây khoai không bệnh để gây giống. Vệ sinh đồng ruộng: gom và thiêu đốt xác cây bệnh sau khi dở khoai. Áp dụng luân canh đối với các ruộng thường xuyên nhiễm bệnh. Xử lý củ giống bằng cách ngâm củ vào một trong các dung dịch sau: CuSO4 4 - 5% hòa với nước vôi 4 - 5%, acid boric 2% trong 10 phút, borac 2,5% trong 10 phút hoặc trong nước nóng 47 - 48oC trong 40 phút
2.Bệnh thối mềm (Do nấm Rhizopus nigricans-Phycomycetes)
Từng vùng vỏ củ bị nhiễm bệnh khi củ bị thương hoặc có vết cắt (củ còn nguyên vẹn thì mầm bệnh không thể tấn công được). Lúc đầu vết bệnh vẫn giữ màu sắc bình thường của củ, sau đó vết bệnh có màu nâu rồi chuyển sang màu đen. Vết bệnh mềm, có chứa chất dịch đặc, khi ấn nhẹ tay vào vết bệnh thì chất dịch này sẽ chảy ra và có mùi hôi. Khi chất dịch này đã bốc hơi hết, vết bệnh trở nên khô, hơi lõm xuống và có chứa lớp mốc màu trắng.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Khi thu hoạch, cần nhanh chóng, không gây vết thương cho củ. Tồn trữ củ nơi thoáng mát, khô ráo. Khi chất khoai, cần nhẹ nhàng và không chất thành đống cao.
3.Bệnh thối tím củ (Do nấm Helicobasidium mompa-Basidiomycetes)
Trên đồng ruộng,bệnh phát sinh gây hại chủ yếu ở rễ và củ.Rễ bị thối và phủ một lớp sợi nấm dày màu trắng,sau đó chuyển sanh màu hồng rồi cuối cùng là nâu tím.Củ bắt đầu thối từ đỉnh trở xuống và chỗ vết bệnh phủ lớp sợi nấm như ở rễ.Nấm tạo than các hạch màu đen.Có thể tìm thấy lớp thảm nấm thô màu tím và các hạch nấm trong đất nơi cây bị thối.Củ bị thối có mùi rượu đặc trưng.rễ và củ bị bệnh làm cả cây khoai biến vàng,lá bị rụng
Sợi nấm và hạch nấm tồn tại sang vụ sau.trên đồng ruộng,sợi nấm là nguồn lây lan bệnh chủ yếu qua nước ruộng.Sợi và hạch nấm có thể sống trong đất trên 4 năm
Độ ẩm cao thuận lợi cho bệnh phát triển.Nhiệt độ ít có ảnh hưởng.Nấm sống và gây hại trên nhiều loại cây như khoai tây,đậu nành,đậu phọng,chè,dâu tằm,mía và nhiều cây ăn trái như táo ,lê,đào,nho..v.v…
Phòng trừ:
-Dùng hom giống ở cây không bệnh
-Thu gom tàn dư cây khoai sau thu hoạch
-Ruộng bị bệnh nặng cần luân anh với cây hòa thảo ít nhất 2 năm
-Phun thuốc Cantop M 72WP
4.Bệnh thối hạch:(Do nấm Sclerotium rolfsii)
Sợi nấm và hạch nấm ở gốc thân
Triệu chứng bệnh làm cháy khô lá xảy ra ngay trên vườn cây ươm giống và trên ruộng mới trồng.Mầm cây con mới mọc từ hom cây mẹ đột nhiên héo và chết.Mầm cây non bị bệnh dễ dàng bị kéo rời ra khỏi phần cây mẹ.Một thảm sợi nấm và hạch nấm bao phủ phần gốc cây.Các vết lõm màu nâu, tròn và cân xứng xuất hiện trên rễ củ,đôi khi có vết nứt
Nấm phá hại nhiều loại cây trồng khác nhau.Là loại nấm sống trong đất,các hạch nấm tồn tại nhiều năm trong đất.Ẩm độ cao và tàn dư thực vật nhiều là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển
Phòng trừ:
đây là loài nấm sống trong đất rất khó phòng trừ.Có thể áp dụng các biện pháp sau để hạn chế tác hại của nấm:
-Vệ sinh đồng ruộng,thu gom tàn dư cây trồng vụ trước bị bệnh đem tiêu hủy
-Khử trùng đất trồng bằng cách che phủ bằng bạt plastic màu trắng trong,dầy 0.025 - 0.4 mm trong 4-8 tuần lễ trước khi trồng để dùng năng lượng ánh sáng mặt trời diệt mầm bệnh do các loại nấm hại sống trong đất và tuyến trùng.Cách nầy có mặt hạn chế là tốn kém,không áp dụng được trong mùa mưa và không mở rộng diện tích được.
-Luân canh với cây trồng như cây bắp,bông vãi,các loại cỏ Paspalum notatum, Panicum virgatum
-Phun thuốc trừ bệnh gốc Cantox D35WP, CANTOP M72WP, Azoxystrobin,Tebuconazole,Flutolanil các thuốc gốc đồng và vôi để nâng pH đất.
-Dùng phân vi sinh chứa vi sinh vật đối kháng như nấm Tricoderma sp.,vi khuẩn Bacillus subtilis,Gliocladium virens
|