|
|
Vụ thu đông và đông xuân 2012-2013: Cảnh giác với bệnh đạo ôn - 01/10/2012 |
|
Theo Bộ NNPTNT, năm nay lũ ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về muộn hơn, đỉnh lũ cũng thấp hơn năm ngoái, hứa hẹn một vụ thu đông bội thu. Tuy nhiên, tình hình sâu bệnh có nhiều diễn biến mới mà bà con cần lưu ý. |
|
Lũ sẽ thấp hơn năm 2011
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư đã đưa ra dự báo, do ảnh hưởng của lũ thượng nguồn về, thủy triều Biển Đông và Biển Tây kết hợp với lượng mưa tại chỗ, nên trong vài ngày tới mực nước khu vực đầu nguồn sông Cửu Long còn tiếp tục lên, nhưng với cường suất chậm lại, bình quân từ 4 – 6cm/ngày. Mực nước ở vùng hạ lưu sông Cửu Long và vùng trũng tứ giác Long Xuyên cũng sẽ tiếp tục lên trong 2 – 3 ngày nữa, bình quân từ 3 – 5cm/ngày, sau đó dao động theo triều.
Ông Phạm Văn Dư - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) nhận định: “Vụ thu đông năm nay, các địa phương làm đê bao khá tốt. Trong khi đó, lũ năm nay đến chậm hơn, đỉnh lũ năm nay cũng thấp hơn năm ngoái khoảng 1m, vì thế triển vọng vụ thu đông 2012 sẽ cho sản lượng và chất lượng lúa tốt”.
Theo nhận định của Đài Khí tượng thủy văn Nam Bộ, trong tháng 9 và nửa đầu tháng 10, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long sẽ lên dần. Đỉnh lũ đầu nguồn sông Cửu Long có khả năng sẽ xuất hiện trùng với đỉnh triều cường giữa tháng 10, tại Tân Châu trên sông Tiền ở mức 3,6m (trên mức báo động 1 là 0,1m), tại Châu Đốc trên sông Hậu ở mức 3,1m (trên mức báo động 1 là 0,1m), thấp hơn trung bình năm ngoái khoảng 0,5m… Đây là những điều kiện thuận lợi cho sản xuất lúa thu đông.
Không lạm dụng phân bón lá
Vụ hè thu 2012 ở ĐBSCL đã kết thúc với năng suất, chất lượng khá cao. Tuy nhiên, sâu bệnh và dịch hại, đặc biệt là bệnh đạo ôn ở một số tỉnh khá nặng; nhất là ở An Giang, nông dân phải phá bỏ, gieo sạ lại hàng trăm ha lúa.
Ông Lê Quốc Cường - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật Phía Nam, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho biết: “Trong vấn đề phòng trừ, người nông dân không nên lạm dụng việc sử dụng phân bón lá phối hợp với thuốc trị đạo ôn. Việc này không những không hiệu quả, mà còn làm bệnh nghiêm trọng hơn”.
“Người nông dân không nên lạm dụng việc sử dụng phân bón lá phối hợp với thuốc trị đạo ôn. Việc này không những không hiệu quả, mà còn làm bệnh nghiêm trọng hơn”.
Ông Lê Quốc Cường
Ông Cường cũng cảnh báo: “Nhiều nơi do bà con làm đất quá gấp, dẫn đến hiện tượng ngộ độc hữu cơ, làm cho bộ rễ lúa bị hư, không hút được dinh dưỡng, nhiều bà con không hiểu đã phun thêm phân bón lá và rải phân đạm, càng tạo điều kiện cho bệnh đạo ôn phát triển nặng hơn”.
Cục Bảo vệ thực vật cũng đưa ra dự báo, từ tháng 9 đến tháng 12 sẽ có những đợt rầy nâu di trú vào các thời điểm biến động từ ngày 24 - 26 tháng trước đến ngày 3 - 5 tháng sau, cộng với sáng sớm xuất hiện sương mù rất thích hợp cho bệnh đạo ôn phát triển. Đặc biệt, trên những chân ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm và ruộng canh tác giống có thể bị nhiễm nặng.
Để quản lý tốt bệnh đạo ôn, Cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo nông dân nên thăm đồng thường xuyên để phòng trị kịp thời khi bệnh mới xuất hiện. Trong vụ đông xuân 2012 – 2013 tới, bà con cũng nên gieo sạ thưa, chọn giống chống chịu bệnh tốt, bón phân cân đối. Khi xuất hiện bệnh thì bà con trị bệnh không kết hợp với phân bón lá |
Theo Dân Việt |
|
|
|
|
|
|
NHẬN XÉT BÀI VIẾT |
|
|
|
|