|
|
Cách phòng trị Mối và Châu chấu trên cây khoai mì - 23/11/2012 |
|
Tại Việt Nam, sắn (khoai mì) được canh tác phổ biến ở hầu hết các tỉnh của tám vùng sinh thái. Diện tích sắn trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Tuy nhiên, Mối và châu chấu là hai loại sâu hại cần phải phòng trừ. |
|
MỐI : (Coptodermes sp-Họ :Termitidae-Bộ :Isoptera)
Nhiều loài mối phá hại hom hoặc gốc cây khoai mì. Một số trường hợp mối phá cả củ khi cây bị yếu, nhất là trong mùa khô
Phòng trừ:
+Loại bỏ hom bị hại, trồng hom mới
+Phun hoặc rải thuốc trừ sâu vào gốc cây bị hại.
+Thuốc Canon 100SL, Cagent 3G trị mối tốt
CHÂU CHẤU (Locusta migratoria manilensis-Họ:Arrididae-Bộ:Homoptera)
Thân dài 30-45mm, màu nâu.Trứng hình bầu dục, dài 6mm, đẻ thành ổ trong đất
Châu chấu non màu xanh nâu. Con cái đẻ 100-200 trứng
Châu chấu trưởng thành và Châu chấu non ban ngày ẩn trong tán lá, bụi cỏ; ban đêm bay ra ăn lá
Phá hại : Khoai mì, lúa, bắp, mía, đậu,rau…
Vòng đời dài trên dưới 4 tháng (110-130 ngày); trong đó sâu non từ 50-70 ngày
Ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, một năm Châu chấu đàn phát sinh 2 lứa; lứa 1 phát sinh tháng 3-4; lứa 2 vào tháng 7-8, trong đó lứa 2 gây nặng hơn
Phòng trừ:
+Không để đất hoang hóa một thời gian dài. Thường xuyên làm sạch cỏ dại trong và quanh vườn Khoai mì
+Dùng thuốc vi sinh Muskardin và thuốc hóa học phun trừ khi châu chấu xuất hiện nhiều
|
Hữu An |
Theo CPC |
|
|
|
|
|
|
NHẬN XÉT BÀI VIẾT |
|
|
|
|