BỆNH CHÁY LÁ VI KHUẨN (vi khuẩn Xanthomonas campestri)
Vết bệnh trên phiến lá lúc đầu là những đốm nhỏ màu xanh xám, có góc cạnh. Về sau vết bệnh lớn dần lên, chuyển màu nâu, chung quanh có viền vàng, làm cháy 1 mảng lá, lá mềm nhũn rủ xuống
Vi khuẩn có thể xâm nhập vào mạch dẩn tạo thành những vết xì mủ ở cuống lá và thân non. Vi khuẩn cũng có thể phát triển trong toàn thân , tới cả rễ và củ. Cây bị nặng lá héo rủ, cành và có khi cả cây bị chết
Vi khuẩn tồn tại trong đất, trên tàn dư cây khoai mì và trên hom giống là nguồn truyền bệnh cho vụ sau. Trên đồng ruộng Vi khuẩn lan truyền qua mưa gió, qua dụng cụ canh tác, người và 1 số côn trùng
Phòng trừ:
+Chọn giống kháng bệnh+Không dùng hom giống bệnh
+Bón đầy đủ cân đối NPK
+Phun Cansunin 2L, Canthomil 47WP, Kasuran 47WP
BỆNH BƯỚU RỄ (do tuyến trùng Meloidogyne sp.)
Tuyến trùng xâm nhập vào rễ khoai mì tạo than một khối u và đẻ trứng trong đó. Tuyến trùng non ở trong các khối u ăn hại các mô tế bào của rễ làm rễ không phát triển, bị thối đen, cây sinh trưởng kém, củ ít và nhỏ.
Tuyến trùng cũng xâm nhập phá hại ở củ khi mới hình than còn nhỏ. Mật độ Tuyến trùng cao làm thối củ. Củ đã lớn ít bị hại hơn.vết chích của Tuyến trùng mở đường cho các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập
Đã phát hiện có 40 loài Tuyến trùng hại khoai mì, trong đó phổ biến là các nhóm Meloidogyne và Pratylenchus
Tuyến trùng tồn tại trong đất là nguồn gây bệnh chủ yếu
Các giống khoai mì có sự cảm nhiễm khác nhau giữa các giống
Phòng trừ:
-Cày đất sâu, phơi ải, thu gom các tàn dư rễ và củ khoai mì hoặc bỏ hoang đất một thời gian để hạn chế nguồn Tuyến trùng tồn tại
-Luân canh cây trồng
-Sử dụng giống kháng Tuyến trùng
-Khi cần thiết rãi Cazinon 10H hoặc các thuốc trị Tuyến trùng khác
+Trồng hom không bệnh
|