|
|
Bệnh Cây Mè - 08/12/2012 |
|
Xin cho hỏi: Mè của mình được 25 ngày, phát triển bình thường, đất hơi khô. Rãi rác khoảng 2-3 mét là có cây bị héo rủ, lá và thân còn xanh. Để vài ngày là khô dần toàn thân. Nhổ lên thấy xung quanh gốc (sát mặt đất) bị xanh tái, sau đó nâu (rộng khoảng 0,5 - 1Cm) , rồi teo gốc.. cây chêt dần trong 2-3 ngày. Đó là bệnh gì? phòng và trị bằng thuốc gì? Cảm ơn nhiều! Phạm Tấn Hùng
ldthmahb4@gmail.com |
|
Trả Lời Câu Hỏi Trên:
Theo mô tả của anh Hùng thì mè (vừng) của nhà anh bị bệnh lở cỗ rễ. triệu chứng và cách phòng trừ như sau:
Bệnh lở cỗ rễ (Bệnh chết cây con): Bệnh phát triển mạnh khi ẩm độ và nhiệt độ cao, đất không thoát nước. Bệnh hại chủ yếu giai đoạn cây con phần thân tiếp giáp với mặt đất có màu xanh tái chuyển sang nâu mọng nước, cuối cùng khô teo, phía ngọn héo và chết. Cần thu dọn tàn dư cây bệnh, bón vôi và cày phơi ải để diệt hạch nấm. Sử dụng các loại thuốc trừ bệnh như: Validacin, Anvil, Derosal.
Ngoài ra trên cây mè (vừng) còn có một số đối tượng sâu, bệnh gây hại khác:
1. Sâu sừng: Sâu non mập cơ thể có nhiều ngấn, có gai nhọn như căn sừng ở phía sau, màu sắc thay đổi từ màu xanh lục sang màu nâu. Sâu non đầy sức dài 7-8cm, hóa nhộng dưới đất, nhộng màu nâu đỏ và có vòi uốn cong. Bướm lớn thân dài 40-50mm màu nâu và nhiều vân đen.
Bướm thích hoạt động vào ban đêm, thích vị chua ngọt. Sâu non thích ăn lá, đặc biệt là lá non.
Phòng trừ: Dùng bẫy chua ngọt để bắt bướm, cày ải phơi đất để diệt nhộng, luân canh với cây trồng khác, diệt sâu non có thể dùng một trong các loại thước: Alphatap, Alpha, Alpha cypermetrin, Lannate, Fenthion, Admire, Fenbis, Decis, Regent 2 lá xanh.
2. Sâu khoang: Sâu non màu xám tro, trên lưng có vạch vàng, trên đốt bụng thứ nhất có một đốm đen lớn, khi sâu non còn nhỏ khoang đen này dính với nhao tạo thành khoang đen nên gọi là sâu khoang đen. Nhộng màu nâu đỏ, cuối bụng có có đôi gai lớn. Bướm màu nâu, cánh trước có nhiều đường vân màu sẫm, xung quanh viền vàng, mép ngoài có đường chấm nâu đen, cánh sau có màu xám trắng, cuối bụng con cái thường có túm lông, trứng đẻ thành ổ dưới mặt lá. Sâu khoang phá hại nhiều loại cây trồng khác nhau, có thể phát triển quanh năm, phá hoại mạnh ở tuổi 2, vào lúc chiều mát hoặc sáng sớm, trời nắng trú dưới đất rất khó phát hiện.
Phòng trừ: Ngắt ổ trứng, cày phơi ải, luân canh mè với cây trồng khác (lúa) để diệt nhộng. Diệt sâu non có thể sử dựng luân phiên các loại thước Cyperan, Alphan,Fastac, Lannate, Match, Atabron, Fenbis, Decis.
3. Rệp xanh: Là loại phổ biến trên cây mè và là loại gây thiệt hại lớn nhất so với các loại rệp khác. Đặc điểm có màu xanh nhạt hoặc vàng nhạt với các sọc màu tối không rõ ràng ở phần bụng, có súc tu dài bằng cơ thể. Rệp hút dinh dưỡng và là môi giới truyền bệnh virus. Triệu chứng trên đồng ruộng là lá mè đang tốt bị nhăn nheo biến dạng.
Phòng trừ:Diệt rệp có thể dùng các loại thước Admire, Applaup, Selectron.
4. Rệp bông: Cơ thể hình bầu dục, dài 1,5-2 cm, màu sắc thay đổi từ vàng nhạt đến xanh đậm, rệp sinh sản nhanh con có thể sinh sản hàng 100 con rệp con trong vòng 2-3 tuần, mỗi lứa rệp khoang từ 8-10 ngày. Rệp có 2 loại hình (có cánh và không) có thể hại nhiều loại cây trồng, là tác nhân truyền bệnh virus. Phá hoại ở tất cả các thời kỳ.
Phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, gieo mè ờ mật độ vừa phải. Khi cần thiết có thể sử dựng các loại thưốc: như diệt rệp xanh.
5. Bệnh héo vàng: Bệnh hại chủ yếu trên thân, hiện tượng thường có màu nâu nằm phần dưới gốc thân, bệnh có thể nằm theo chiều dọc thân làm cây sinh trưởng kém, các lá trở nên vàng, rộng dần từ dưới lên trên, bệnh nặnglàm toàn thân bị héo vàng.
Phòng trừ. Có thể dùng thuốc Anvil, Derosal.
6. Bệnh phấn trắng: Thường xuất hiện khi có ẩm độ cao, mưa kéo dài. Lúc đầu vết bệnh là những đốm nhỏ màu vàng nhạt, sau đó vết bệnh lan rộng không có hình thù rõ rệt, trên vết bệnh là những bào tử phát triển thành khối có màu trắng bao phủ trên bề mặt lá, sau đó chuyển sang màu vàng và làm cho lá héo dần, cây sinh trưởng kém, hoa quả rụng hạt lép. Cần tưới đủ ẩm, bón phân cân đối. Khi bệnh phát triển có thể dùng thuốc: Zineb, Anvil, Viben-C, Carbenzim.
7. Bệnh Thán thư: Bệnh có thể xuất hiện cả trên thân và lá. Vết bệnh đầu tiên xuất hiện có màu xanh đục, sau đó chuyển sang màu nâu đen, hình tròn có thể ăn sâu vào cành và thân tạo thành những vết nứt, bệnh phát triển theo chiều dọc của thân. Thời tiết nóng, ẩm và mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển, nấm bệnh tồn tại trên hạt giống ở dạng bào tử. Bệnh tương đối khó phòng trị, chủ yếu phòng: Xử lý hạt trước khi gieo, sử dụng hạt giống sạch bệnh, xác định thời vụ trồng hợp lý. |
Hội Nông Dân Tây Ninh |
Theo http://baovecaytrong.com |
|
|
|
|
|
|
NHẬN XÉT BÀI VIẾT |
|
|
|
|