1)Bệnh khô cây: do nấm Fusarium sp.-Deuteromyces
Triệu chứng thể hiện đầu tiên là cây có hiện tượng sinh trưởng kém, sau đó các lá phía dưới biến vàng, dần dần lên các lá phía trên. Lúc nầy thấy đoạn gốc cây chuyển màu xanh xám, chổ gốc giáp mặt đất vỏ hóa nâu, cắt ngang gốc thấy các mạch dẫn bị nâu đen.cuối cùng cả cây bị héo và chết khô
Bào tử tồn tại trên tàn dư cây bệnh và trong đất có thể tới trên một năm. Nấm xâm nhập vào trong thân cây, phá hủy mạch dẫn làm cây không hút và vận chuyển được nước và chất dinh dưỡng nên bị chết khô
Phòng trừ:
+Thu dọn tàn dư cây sau thu hoạch. Bón vôi, xới xáo và vun gốc, không để nước đọng ở gốc cây
+Nhổ bỏ cây bị bệnh để hạn chế nguồn bệnh trong đất
+Phun thuốc Cantop M 72WP & 43SC, Cantox D 35WP, Nustar 40 EC
2)Bệnh thối rễ: do tuyến trùng Pratylenchus sp.
Biểu hiện đầu tiên là cây sinh trưởng kém, còi cọc. Sau đó lá vàng và héo dần, bị hại nặng, cây có thể chết. Nhổ cây bệnh thấy rễ bị đen thối, rễ mới không hình than
Tuyến trùng dạng sợi chỉ, dài khoảng 1,7-1mm thuộc nhóm nội ký sinh. Tuyến trùng trong đất xâm hập và sống trong rễ cây bị thối, chích hút nhựa làm hạn chế sinh trưởng của cây.
Thành trùng phát triển thích hợp trong điều kiện nhiệt độ 25-30 độ C. Bình thường trong đất , Thành trùng sống 1-2 năm
Phòng trừ:
+ Làm đất kỹ, phơi ải, bón vôi
+Lên luống cao cho thoát nước
+Nhổ bỏ cây bị bệnh nặng, rắc vôi hoặc thuốc hóa học. Rãi thuốc ngừa tuyến trùng như Cazinon 10H, Palm 5H quanh gốc rồi xới đất vun cao gốc, tưới nước đủ ẩm
|