|
|
Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây SAPÔ - 13/12/2012 |
|
Sa-Pô cần loại đất màu mỡ, dể thoát nước. Tốt nhất là đất thịt pha cát, xốp, thoát thủy tốt. Đất ngập nước làm cây chậm phát triển,nhất là ở giai đoạn cây con. Dù có thể mọc được ở cao độ đến 255m, Sa-Pô chỉ mọc tốt ở độ cao dưới 1.500m.Cây chịu khí hậu khô và hơi ẩm với mưa phân bố đều. Ở những vùng có mùa khô kéo dài, cây con thường được tưới thường xuyên.Các vùng khô cây thường ít bị sâu bệnh phá hại.Cây Sa-Pô ưa nắng, nhưng cũng có thể chịu hơi rợp tối. |
|
Xin giới thiệu đến bà con nông dân một sỗ loại sâu hại và biện pháp phòng trừ nhằm giúp cây Sapô phát triển tốt và đạo năng suất cao:
1. Sâu đục trái
Cách gây hại: sâu phá từ lúc trái còn nhỏ đến sắp thu hoạch, gây thiệt hại trầm trọng, có thể làm rụng trái 30% và giảm phẩm chất trái 60%.
Biện pháp phòng trừ: hái tiêu huỷ tất cả các trái bị sâu mùa trước còn sót lại, tránh lây lan cho mùa sau. Dùng 1 trong các loại thuốc sau: Karate, Cyper Alpha… phun định kỳ 2 lần/ngày.
2. Bọ đục cành
Cách gây hại: bù xè đục thành đường dưới vỏ và đục vào trong gỗ thân chính, hoặc các cành lớn làm cho cành gãy khi có gió mạnh. Cành cây bị chảy mủ từng đoạn và phân gỗ trắng đổ ra rơi trên mặt đất
Biện pháp phòng trừ: tìm đường đục trên cây rồi dùng bông gòn tẩm thuốc trừ sâu (Karate, Basudin…) nhét vào rồi bơm nước cho thuốc thấm vào để diệt. Tránh gây thương tích trên thân và cành tạo đường xâm nhập cho bù xè.
3. Ruồi đục trái
Cách gây hại: khi trái chín, ruồi đẻ trứng và dòi đục vào ăn bên trong trái, làm trái thối, gây thiệt hại đáng kể.
Biện pháp phòng trừ: thu hoạch khi trái vừa chín. Dùng chất dẫn dụ Metyleugenol trộn với thuốc sát trùng hoặc dùng chất Vizubon D để diệt ruồi.
4. Rệp sáp và rầy mềm
Cách gây hại: Tấn công đọt non, lá và trái, làm giảm phẩm chất của trái.
Biện pháp phòng trừ: Đây là đối tượng khó phòng trừ nên phun xịt định kỳ 5-7 ngày/lần, bằng các loại thuốc Trebon, Applaurd, Fenbis, Karate.
5. Bệnh đốm lá (do nấm Pestalotia versicolor Speg)
Triệu chứng: trên lá có nhiều đốm bệnh, lúc đầu nhỏ, có màu nâu đỏ. Đốm bệnh lớn dần có hình tròn, đường kính 1-3 mm, có tâm xám trắng viền màu nâu sậm hay nâu đỏ. Nấm sẽ hình thành ổ nấm là những vết đen, nhỏ bằng đầu kim ở tâm đốm bệnh.
Biện pháp phòng trừ: phun các loại thuốc thông thường như hỗn hợp Bordeaux, Copper zine, Copper B, Zineb hay Benomyl ở nồng độ 2/1.000.
6. Bệnh thán thư (do nấm Glomerella cingulata)
Triệu chứng: trên cả 2 mặt lá có các đốm bất dạng, màu vàng. Đốm bệnh sau đó biến sang màu xám trắng hay nâu nhạt và tạo nhiều ổ nấm đen trên đó. Nhiễm nặng, lá sẽ bị vàng.
Biện pháp phòng trừ: phun ngừa định kỳ hằng tháng bằng Zineb nồng độ 2/1.000.
7- Bệnh đốm lá (do nấm Phaeophleosporaindica Chim)
Triệu chứng: trên lá có nhiều đốm tròn, nhỏ màu đỏ hay nâu đỏ, tâm màu xám trắng. Lá bệnh bị rụng sớm. Do lá bị rụng nhiều nên năng suất giảm.
Biện pháp phòng trừ: phun ngừa định kỳ hằng tháng bằng Zineb (2/1.000) hay Copper - Zinc (3/1.000).
8- Bệnh đốm rong (do rong Cephaleuros virescens)
Triệu chứng: lá có các đốm tròn đường kính khoảng 0,5-1 cm; màu nâu trên có rêu phủ màu rỉ sắt như lớp nhung. Mặt dưới đốm bệnh có màu nâu nhạt.
Biện pháp phòng trừ: phun bằng các loại thuốc gốc đồng như: Bordeaur 1%, Copper - Zinc ở nồng độ 2-3/1.000.
9- Bệnh cháy bìa lá (do nấm Fusicoccum sapoticola Chim Rao)
Triệu chứng: dọc theo bìa lá có các vết bất dạng, nhỏ, màu nâu. Sau đó các nhóm liên kết làm lá cháy từng mảng bất dạng.
Biện pháp phòng trừ: Phun zineb, Maneb, Benomyl ở nồng độ 2/1.000. |
K.Thủy (tổng hợp) |
Theo http://vinhlong.agroviet.gov.vn |
|
|
|
|
|
|
NHẬN XÉT BÀI VIẾT |
|
|
|
|