Get the Flash Player to see this player.
Bác sĩ cây trông » Sâu bệnh
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỆNH ĐẠO ÔN TRÊN CÂY LÚA - 11/01/2013
 Lúa Đông Xuân 2012-2013, đến nay Tiền Giang xuống giống 79.448 ha, trà lúa giai đoạn mạ: 23.407 ha, giai đoạn đẻ nhánh: 53.713 ha, giai đoạn đứng cái - làm đòng: 2.328 ha (Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, Châu Thành, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tx. Gò Công và Tp. Mỹ Tho).
 Với điều kiện thời tiết như hiện nay là có mưa rãi rác, trời sáng lạnh có nhiều sương mù, qua thăm đồng thấy rằng trà lúa rất xanh mướt, giống lúa lại rất mẫn cảm bệnh này. Nhằm giúp cho nông dân biết cách quản lý bệnh này một cách hiệu quả nhằm giảm thiệt hại cho cây lúa, chúng tôi xin nêu triệu chứng bệnh và biện pháp quản lý như sau:
Bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia oryzae gây ra, là một trong vài loại dịch hại nguy hiểm đối với cây lúa ở nước ta và nhiều nước khác trong khu vực. Nấm bệnh có thể tấn công trên lá, trên cổ bông (cổ gié) hoặc trên hạt.
1/ TRIỆU CHỨNG
Trên lá: bệnh hại chủ yếu ở giai đoạn mạ - đẻ nhánh, cổ bông và hạt . Lúc đầu vết bệnh chỉ nhỏ như đầu mũi kim, mầu xám xanh giống như bị nước sôi, sau chuyển sang mầu nâu, rồi lan rộng dần ra thành hình thoi, xung quanh mầu nâu đậm, giữa mầu xám trắng. Nếu nặng, nhiều vết liên kết lại với nhau tạo thành mảng lớn, có thể làm lá bị khô cháy, cây lúa lụi tàn, gây thất thu năng suất nghiêm trọng.

Trên cổ bông (cổ gié) : nếu nấm bệnh tấn công trên cổ bông (cổ gié) , sẽ cản trở việc vận chuyển chất dinh dưỡng từ cây lúa lên nuôi bông, nuôi hạt, hạt lúa sẽ bị lép lửng. Nếu bệnh tấn công sớm có thể làm cho hạt lúa bị lép hoàn toàn. Chỗ bị bệnh lúc đầu có mầu xám xanh, sau chuyển dần sang mầu nâu, nâu đậm. Nếu ẩm độ không khí cao, chỗ vết bệnh sẽ mọc một lớp nấm mốc mầu xám xanh, dễ bị gẫy, làm ruộng lúa trở nên xơ xác.

Trên hạt: vết bệnh có hình tròn, viền nâu, tâm mầu xám trắng, đường kính khoảng 1 - 2mm, làm hạt lúa bị lem lép, Nếu bị bệnh sớm, hạt lúa có thể bị lép hoàn toàn
2/ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
- Gieo trồng giống kháng bệnh. Nên mua giống xác nhận ở những cơ sở tin cậy như các Viện nghiên cứu, Công ty hoặc Trung tâm giống…

- Không gieo trồng giống nhiễm bệnh, không lấy lúa ở những ruộng đã bị bệnh đạo ôn ở vụ trước để làm giống cho vụ sau.

- Không gieo sạ quá dầy, mỗi ha chỉ gieo sạ khoảng 100 - 120kg, nếu dùng máy sạ hàng chỉ cần 70 - 80kg.

- Không bón qúa nhiều phân đạm, nhất là thời kỳ cuối đẻ nhánh và trước sau trỗ. Phải bón cân đối giữa đạm, lân và kali. Nên bón theo bảng so mầu lá lúa để cây lúa luôn khỏe mạnh, không bị đỗ ngã, có sức chống đỡ với bệnh.

- Kiểm tra ruộng lúa thường xuyên để kịp thời phát hiện và có biện pháp phòng trị bệnh kịp thời. Nếu phát hiện có bệnh, mà thời tiết đang phù hợp cho bệnh (trời lạnh, đêm và sáng sớm có nhiều sương mù, hoặc trời có mưa nhỏ xen kẽ, ban ngày trời âm u ít nắng…) thì phải ngưng bón đạm, không để ruộng bị khô nước và tiến hành phun xịt thuốc kịp thời. Các hoạt chất để phòng trị là Isoprothiolane như CASO ONE 40EC với liều lượng 20-25ml/ bình 8 lít nước; Tricyclazole như FIREMAN 800WP liều lượng 10-12g/bình 8 lít nước; hay Carbendazim như CAROSAL 50SC liều lượng 15-20ml/ bình 8 lít nước …
- Cần phun ướt đều bộ lá. Trời nhiều sương đợi khi ráo sương rồi mới phun nên phun vào buổi sáng. Nếu ruộng bị bệnh gây hại nhiều, thì phun tiếp lần 2 sau lần 1 khoảng 7 - 10 ngày.
- Khi lúa trổ khoảng 7-10 % , nếu thấy thời tiết thuận lợi cho bệnh, thì dùng những loại thuốc đặc trị phun ngừa khô cổ bông (cổ gié) và hạt lúa. Phun tiếp lần 2 khi lúa vừa trỗ xong (phun vào sáng sớm hoặc chiều mát để không ảnh hưởng đến thụ phấn của bông lúa).
- Tuyệt đối không pha thêm những loại phân bón lá có tỷ lệ đạm cao phun xịt cùng với thuốc. Để thuốc bám dính tốt, không phun xịt khi lá lúa còn ướt sương hoặc nước mưa.
Theo KS.Phạm Văn Chiến - Chi Cục BVTV Tiền Giang
 
NHẬN XÉT BÀI VIẾT
  Họ và tên
  Email
  Tiêu đề
  Nội dung
  Mã bảo vệ  
Các bài viết mới
  Phòng trừ bệnh hại trên cây bơ - ()
  Phòng trừ sâu hại trên cây bơ - ()
  Phòng trị bệnh chết nhanh trên hồ tiêu - ()
Các bài viết khác
  Phòng trừ các bệnh do nấm gây ra trên cây đậu bắp - ()
  Phòng trừ bệnh Héo vi khuẩn trên cây đậu bắp - ()
  Phòng trừ bệnh khô cây và Bệnh Thối rễ hại cây đậu bắp - ()
  Phòng trừ bệnh Đốm nâu và Bệnh thán thư hại cây đậu bắp - ()
  Phòng trị các loại Sâu phá hại cây đậu bắp - ()
  Phòng trị các loại Rầy phá hại cây đậu bắp - ()
  Phòng ngừa Nhện đỏ và Bù lạch hại cây Đậu bắp - ()
  Phòng ngừa Câu cấu xanh và Bọ xit hại đậu bắp - ()
  Phòng trừ bệnh chổi rồng trên nhãn - ()
  Bệnh vàng lá chín sớm hại lúa - ()
  
 
1
2
3
4
5
 
VIDEO CLIP  
Lễ ra mắt Logo CPC
Lễ ra mắt Logo CPC
Logo CPC phần ý nghĩa
Cajet M10
Molucide 6G
Mẫu Mã SP
Tính chất hoá lý của Thuốc trừ bệnh ...
 Thuốc trừ nắm bệnh và vi khuẩn do CPC sản xuất rất đa dạng gồm dạng lỏng và dạng bột. Trong dạng lỏng có dạng nhủ dầu (EC, ND) và dạng dung dịch (SC, SL, DD)
Phóng sự ảnh
Ý tưởng nông nghiệp mới
Dự án nhà máy chế biến hạt điều
Giống vi sinh vật kích thích tạo trầm hương
Trang thông tin về lĩnh vực máy công nghiệp - ...
Xuất khẩu trà thảo dược Việt Nam sang Âu Châu, ...
Giải pháp cho thực trạng khan hiếm đất nông nghiệp
Vườn di động
Nuôi và chế biến một loại thực phẩm độc đáo
Dịch vụ cung ứng nguyên liệu làm phân hữu cơ ...
Mô hình trang trại khép kín, sau 6 tháng bắt ...
Mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng ...
Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức nội bộ   |  Đặt website làm trang chủ  |   Liên hệ quảng cáo  |  Liên hệ  |  Lên đầu trang
swiss replica watches Omega is an older and more established brand. In fact, when Oris first opened its doors for business, Omega was already an established company and have been on the up-and-up ever since. replica watches swiss