Get the Flash Player to see this player.
Tin tức - Sự kiện » Tin trong ngành
Đồng bằng sông Cửu Long phát triển vườn trái cây tiêu chuẩn GAP - 28/06/2012
 Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 285.800 ha cây ăn quả, sản lượng đạt gần 4 triệu tấn/năm. Nhiều loại trái cây đã trở thành đặc sản nổi tiếng như xoài cát Hòa Lộc, bưởi Năm Roi, vú sữa Lò Rèn, quýt Hồng Lai Vung… Tuy nhiên, trước tình trạng “mất mùa được giá, được mùa rớt giá” vẫn là nghịch lý đeo bám nhà vườn. Việc quy hoạch vùng chuyên canh, nâng cao chất lượng sản phẩm và tìm hiểu thị trường tiêu thụ hiện vẫn đang … để ngỏ.
 “Thua trên sân nhà”

Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) mỗi buổi sớm lại nhộn nhịp những ghe chở đầy ắp trái cây xuôi ngược. Các chủ ghe hồ hởi mời chào nhưng ít “giao dịch” được thực hiện. Chúng tôi ghé sát ghe của anh Ba Nhuận, chất đầy dưa hấu và xoài, hỏi: Ngần này trái cây mỗi buổi sáng anh có bán hết không? Anh trả lời: Làm sao hết được, bán trên sông nước bây giờ khó lắm. Tranh thủ buổi chợ tôi đi bán kiếm thêm chứ trái cây trồng được chủ yếu bán cho thương lái cả. Họ tiêu thụ ở đâu đó chứ người dân nơi đây bây giờ cũng chuộng trái cây ngoại hơn rồi. Cũng không biết sao nữa…Kiểm chứng trên thực tế, lời anh Ba Nhuận không sai, khi khắp các “thủ phủ trái cây” nổi tiếng đồng bằng sông Cửu Long như Bến Tre, Cần Thơ, Mỹ Tho… đều đã và đang chịu sự “tiến công” ồ ạt của trái cây nhập ngoại từ Thái Lan, Trung Quốc. Trái cây miền tây có thể đổ đống bán đồng giá hàng loạt nhưng trái cây ngoại thì lúc nào cũng trong tiệm, trong sạp, giá cao hơn khoảng 10 nghìn đồng/kg so với trái cây nội cùng loại nhưng vẫn được ưa chuộng hơn. Giải thích điều này, một chủ sạp trái cây tại TP Bến Tre cho biết: “Thí dụ như măng cụt của Thái Lan bao giờ cũng đắt hơn hàng của Cái Mơn (Chợ Lách, Bến Tre) từ 10 nghìn đồng đến 15 nghìn đồng/kg, nhưng phần lớn người dân chọn mua hàng Thái Lan vì hạt nhỏ, trái ngọt và ngon hơn. Hơn nữa, trái cây Thái Lan lúc nào cũng có nhãn mác, được khách hàng tin dùng như hàng sạch”. Tuy nhiên, những trái cây có tiếng tại Việt Nam như xoài cát Hòa Lộc, bưởi da xanh, sầu riêng cũng được đánh giá cao về chất lượng và tạo dựng được uy tín nhưng vẫn rất kén khách hàng. Điều này được giải thích là do những trái cây tại thị trường trong nước qua rất nhiều khâu trung gian, cho nên đến tay người mua giá thành bị đẩy lên ít nhất cũng gấp hai lần. Vì thế người dân có thu nhập thấp và trung bình thường tìm đến trái cây nhập từ Trung Quốc như quýt, táo tây có giá rẻ hơn.

Bại trên “sân khách”

Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu rau, quả của Việt Nam đạt hơn 510 triệu USD, tăng 30 đến 40 triệu USD so với năm 2010 nhưng vẫn là một con số quá nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nông nghiệp. Theo số liệu của Viện Cây ăn quả miền Nam thì có tới 85 đến 90% sản lượng trái cây ở đồng bằng sông Cửu Long được tiêu thụ tại thị trường trong nước, chỉ 10 đến 15% sản lượng được xuất khẩu. Các loại trái cây như nhãn, thanh long, chôm chôm… đã có mặt ở thị trường Hoa Kỳ; xoài cát Hòa Lộc, thanh long vào thị trường Nhật, bưởi năm roi vào thị trường châu Âu, vú sữa Lò rèn sang Ca-na-đa, Anh…Tuy nhiên, xuất khẩu trái cây ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn có những nghịch lý khiến nhiều nhà xuất khẩu “thua trắng” trên sân khách.Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam PGS.TS. Nguyễn Minh Châu cho biết: vú sữa Lò Rèn và thanh long Chợ Gạo của Tiền Giang là hai loại trái cây thường được xuất khẩu sang các thị trường châu Âu, châu Á để tiếp thị. Nhiều thị trường rất thích và không ít nhà nhập khẩu đã đề nghị ký hợp đồng dài hạn với số lượng lớn và đưa ra một số tiêu chí về chất lượng sản phẩm. Nhưng phần lớn các đối tác Việt Nam lắc đầu e ngại vì sợ không gom được sản lượng đáp ứng yêu cầu của nhà nhập khẩu. Tại Tiền Giang, các Hợp tác xã xoài cát Hòa Lộc (huyện Cái Bè), Hợp tác xã sản xuất thanh long Quơn Long (huyện Chợ Gạo), Hợp tác xã sản xuất vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim (huyện Châu Thành)...hằng năm đều nhận được không ít đơn đặt hàng xuất khẩu nhưng chủ nhiệm các hợp tác xã đều cho biết không đủ sức cung cấp sản phẩm đạt tiêu chuẩn Global GAP (thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) vì tổng diện tích trồng các loại trái cây này có thể rộng nhưng diện tích áp dụng Global GAP thì rất ít. Nhìn vào thực tế đó, đồng chí Nguyễn Minh Châu buồn rầu chia sẻ: Thị trường xuất khẩu trái cây chúng ta không thiếu. Trái cây của chúng ta cũng được ghi nhận là ngon hơn trái cây của các nước trong khu vực. Cái chúng ta thiếu là lượng hàng cung ứng và chất lượng sản phẩm theo yêu cầu. Cho nên việc ra “sân khách” thua vẫn hoàn thua là vì thế.

Giấc mơ “khu vườn sản xuất GAP lớn”

Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam Nguyễn Minh Châu, để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cây ăn quả của vùng thì buộc phải tập trung vào hai giải pháp chính. Đó là xây dựng những vùng cây chuyên canh ăn quả lớn, áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP, Viet GAP để có đủ hàng hóa, chất lượng cao phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Còn nếu cứ sản xuất nhỏ lẻ, trồng tạp nhiều loài trong cùng một vườn như hiện nay, nhà vườn chưa liên kết với nhau, còn bán tại vườn và không tập trung vào khâu chế biến sâu thì khó có thể mơ tới việc đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, để vận động nhà vườn xây dựng vùng chuyên canh, áp dụng Global GAP, Viet GAP cũng không dễ. Theo trưởng phòng nông nghiệp huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) Bùi Thanh Liên thì, sự chênh lệch về diện tích, trình độ canh tác và nguồn vốn đầu tư…là những yếu tố gây khó cho việc hình thành vùng chuyên canh lớn. Mặt khác, khi đã vận động nhà vườn theo quy hoạch và áp dụng các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm thì đồng thời cũng phải chắc chắn có đầu ra cho sản phẩm để bảo đảm giá thành tốt nhất chứ không thể trồng theo tiêu chuẩn Viet GAP mà bán theo giá thông thường được, vì thực hiện quy trình canh tác theo tiêu chuẩn Viet GAP hay Global GAP rất tốn kém. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ một phần kinh phí ban đầu cho nhà vườn thì mới tạo ra một phong trào sâu, rộng được. Trao đổi ý kiến với chúng tôi về vấn đề này, đồng chí Nguyễn Minh Châu đề xuất: Với sản xuất lúa gạo, các địa phương đang triển khai xây dựng cánh đồng mẫu lớn thì tại sao với cây ăn quả không nghĩ đến việc xây dựng những “khu vườn sản xuất GAP lớn”. Tuy nhiên, hiện nay, các tỉnh trong khu vực chủ yếu tập trung vào cây lúa mà không quan tâm nhiều đến giá trị và lợi ích không nhỏ từ cây ăn quả. Để tạo ra vùng chuyên canh cần có chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước. Hiện, mới có Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghjiệp tốt, còn chính sách cho xây dựng vùng chuyên canh cây ăn quả thì chưa có. Mà chỉ khi có vùng chuyên canh thì thương hiệu mới dễ cạnh tranh. Còn chưa có vùng chuyên canh thì thương hiệu sẽ mất vì mua gom sản phẩm rồi dán thương hiệu lên thì không bao giờ đảm bảo chất lượng theo yêu cầu. Như thế cũng sẽ mất ngay thị trường xuất khẩu. Minh chứng rõ nhất là Tổng vụ sức khỏe người tiêu dùng của liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra lời cảnh báo, trong vòng một năm, kể từ ngày 15-1-2012 đến 15-1-2013, nếu EU phát hiện thêm 5 lô hàng của Việt Nam sang EU vi phạm an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật, tổ chức này có thể sẽ đóng cửa thị trường rau quả nhập từ Việt Nam. Trong khi, chỉ tính từ đầu năm đến nay, EU đã phát hiện được ba trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật đối với các mặt hàng này, chủ yếu ở rau thơm và một số loại quả.


Để giải quyết những vấn đề nêu trên, mới đây, Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị quy hoạch vùng cây ăn quả tập trung ở vùng Nam bộ với 14 loại trái cây đặc sản, hy vọng sẽ khắc phục được tình trạng sản xuất manh mún, thiếu sự liên kết giữa các nhà vườn. Đồng thời, tạo ra một vùng nguyên liệu ổn định về diện tích, sản lượng và chất lượng của các loại cây ăn quả chủ lực. Rõ ràng, quy hoạch vùng cây ăn quả tập trung đang trở thành yêu cầu cấp thiết để đưa đồng bằng sông Cửu Long trở thành một vựa trái cây có giá trị lớn với những sản phẩm có tiếng trên thị trường xuất khẩu, từ đó đem lại lợi nhuận cao hơn cho các nhà vườn, đóng góp lớn hơn vào kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nông nghiệp.
Tiến Anh (Nguồn ND 28/5/2012)
 
Các bài viết mới
  Giống Ớt lai Long Định 3 - ()
  Sầu riêng Ri-6 - S2VL - ()
  Thanh long ruột đỏ Long Định 1 - ()
  Ngăn chặn dịch bệnh trên cây có múi: Một xã bị thiệt hạt hơn nửa ... - ()
  Vẫn chưa đảm bảo lợi nhuận cho nông dân - ()
  Cần củng cố thương hiệu cà phê Đà Lạt - ()
  Cà phê Việt Nam đang bị “chê” đắt - ()
  Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí số 1 về xuất khẩu hạt tiêu - ()
  60% số táo nhập khẩu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật - ()
  Hạt tiêu khó giảm giá dù nguồn cung dồi dào - ()
Các bài viết khác
  Hiệu Quả Bước Đầu Trong Phòng Trừ Bệnh Chổi Rồng Trên Cây Nhãn - ()
  Trồng ớt xanh Hàn Quốc lãi 300 triệu đồng/ha - ()
  Vải chính vụ Hải Dương đạt 13.000 đồng/kg - ()
  Sản lượng cà phê sẽ giảm 15% - ()
  Rau Đà Lạt lên ngôi - ()
  
 
1
2
3
4
5
 
VIDEO CLIP  
Molucide 6G
Molucide 6G
Cajet M10
Logo CPC phần ý nghĩa
Lễ ra mắt Logo CPC
Mẫu Mã SP
Tính chất hoá lý của Thuốc trừ bệnh ...
 Thuốc trừ nắm bệnh và vi khuẩn do CPC sản xuất rất đa dạng gồm dạng lỏng và dạng bột. Trong dạng lỏng có dạng nhủ dầu (EC, ND) và dạng dung dịch (SC, SL, DD)
Phóng sự ảnh
Ý tưởng nông nghiệp mới
Dự án nhà máy chế biến hạt điều
Giống vi sinh vật kích thích tạo trầm hương
Trang thông tin về lĩnh vực máy công nghiệp - ...
Xuất khẩu trà thảo dược Việt Nam sang Âu Châu, ...
Giải pháp cho thực trạng khan hiếm đất nông nghiệp
Vườn di động
Nuôi và chế biến một loại thực phẩm độc đáo
Dịch vụ cung ứng nguyên liệu làm phân hữu cơ ...
Mô hình trang trại khép kín, sau 6 tháng bắt ...
Mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng ...
Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức nội bộ   |  Đặt website làm trang chủ  |   Liên hệ quảng cáo  |  Liên hệ  |  Lên đầu trang
swiss replica watches Omega is an older and more established brand. In fact, when Oris first opened its doors for business, Omega was already an established company and have been on the up-and-up ever since. replica watches swiss