Get the Flash Player to see this player.
Tin tức - Sự kiện » Tin khuyến nông
Ông Trần Thanh Tùng với vườn quýt hồng trên Núi Cấm - 11/08/2012
 Lên núi Cấm vãng cảnh hầu như người nào cũng ghé ngang nhà ông Nguyễn Văn Tùng (Ba Tùng) ở ấp Vồ Đầu, xã An Hảo (Tịnh Biên, An Giang), thưởng thức hương vị ngọt ngào của quả quýt hồng nổi tiếng.

Đến đây, ngắm hàng trăm cây quýt ra trái oằn sai, làm cho du khách mê đắm vào không gian tươi mát của núi rừng. Khách còn được tự tay hái những quả chín để thưởng thức tại vườn. Quả là một thú du sơn trong dịp xuân về đầy hấp dẫn.
Vượt lên sỏi đá!
Theo lời ông Tùng (chủ vườn quýt), những năm chiến tranh biên giới Tây Nam, nhà ông nằm dưới chân núi Cấm lánh nạn. Sang năm 1979, khi cuộc chiến vừa ngơi tiếng súng ông đã cùng vợ con lên đỉnh núi ở để giữ đất ông bà để lại. Hàng ngày ông tự cõng cây, cõng gạo lên đây tạo lập cơ nghiệp.
Thoạt đầu, cả mấy ha đất ông chỉ trồng được một vài loại cây tạp nhạp giá trị kinh tế thấp nhưng chịu được hạn của vùng núi sỏi như xoài, mít, chuối. Những năm ấy, 6 tháng mùa nắng vấn nạn thiếu nước sinh hoạt cho sơn dân vùng núi Cấm trở nên cấp bách, gay go; nước tưới tiêu lại càng khan hiếm nên các loại cây trồng đều cho năng suất thấp.
Vài năm sau khi cây su hào thích nghi được với đất núi thì phong trào trồng su nở rộ. Lúc đó ông cũng tham gia trồng và kiếm được kha khá đồng lời nuôi cả nhà. Ít năm sau do có quá nhiều người trồng được nên su hào rớt giá thê thảm và nó đã không còn là cây trồng chủ lực trên ngọn núi này. Nhu cầu chuyển dịch cây trồng đáp ứng yêu cầu “ba trong một” - vừa sống được trên đất sỏi, đạt năng suất và có giá trị kinh tế cao lại đặt ra gay gắt.
Trước thách thức của thực tiễn cuộc sống khiến ông Ba Tùng phải nhiều đêm thức trắng, suy tư. Rồi một dịp tình cờ đã giúp ông đổi đời. Trong lúc ông Tùng đang lo lắng về tương lai gia đình và khi ông đi thơ thẩn bên vách đá chợt thấy 5 cây quýt tự mọc sau hè nhà nơi mà vợ ông rải hạt quýt đã ăn. Nhìn thấy trái quýt đầu mùa, ông bóc ăn thử thấy ngọt không kém quýt hồng Lai Vung. Mừng quá, từ đó ông quyết định phải nhân giống loại cây này để “cứu” kinh tế gia đình đang đi xuống.
Để thực hiện quyết tâm làm giàu từ cây quýt, gia đình ông Tùng với 7 nhân khẩu đã bỏ gần chục năm dài cải tạo đất và làm thủy lợi vùng cao. Nhớ lại hành trình chinh phục sỏi đá tìm nguồn nước cho nửa năm mùa nắng. Sống trong cái khó buộc phải ló cái khôn, sơn dân vùng núi Cấm ngày đó miệt mài tìm cách khai thác những khe suối để có nước sinh hoạt. Nhiều người bắt đầu nghĩ đến chuyện khoan giếng để trữ nước tưới tiêu. Song, do đặc thù vùng núi nên nước ngầm nơi có, nơi không.
Những con suối, con lạch chỉ đáp ứng được nước cho những hộ có nhà nằm thấp hơn nó. Còn những căn nhà nằm cao ngất trời trên đỉnh núi nhà ông thì gần như… bó gối. Tuy nhiên, với ý chí bền gan vượt khó ông Tùng chẳng chịu đầu thua.
Cha con ông Tùng bắt tay vào việc đào giếng trữ nước. Để hiện thực hóa mô hình trồng quýt hồng trên núi đá, hai người con trai lực lưỡng cùng ông Tùng lao vào làm việc cật lực. Công trình đào giếng trữ nước mất hàng năm dài, khó khăn đến nỗi nhiều lần các con ông sắp bỏ cuộc, ông lại động viên các con cố gắng vượt qua. Thế rồi, sau bao năm dài đào núi, phá đá xây hồ, những bàn tay lao động cần mẫn của cha con ông Tùng cũng trở nên chai sạm. Đổi lại, công trình hồ treo chứa hàng chục mét khối nước nằm cao hơn 700m so mực nước biển của gia đình ông đã hoàn thành.
Vườn quýt hồng độc đáo nhất miền Tây
Ban đầu, ngoài việc chiết cành nhân giống từ 5 cây quýt sẵn có bên hông nhà, ông Tùng còn lặn lội xuống tận Vĩnh Long, Lai vung (Đồng Tháp) tìm mua quýt tiều (hay còn gọi là quýt hồng Lai Vung) về trồng thử.
Do chưa biết rõ về giống cây nào nên ông chỉ dám mua 10 gốc giống loại chiết nhánh. Trồng được vài năm thì quýt cho trái đầu mùa. Vài mùa sau, cả quýt ươm hạt và chiết cành bắt đầu cho trái oằn sai. Nhìn vườn quýt trải rộng một màu vàng, ông Tùng mừng như… bắt được vàng. Chỉ 150 gốc quýt thu hoạch vụ đầu ông Tùng đã “ẵm” trên 60 triệu đồng tiền lời.
Kết quả bước đầu như tiếp thêm sức lực, ông vận động cả gia đình ra sức bó cành nhân giống và đến nay ông đã sở hữu trên 1.500 gốc quýt hồng vị ngọt lịm không thua gì loại quýt trồng ở Lai Vung. Ngoài việc bán quýt trái, giờ đây ông Tùng còn nhân giống loại cây này để bán cho hàng trăm nông dân ở vùng Thất Sơn đến mua.
Chỉ tính riêng việc bán cây giống ông đã thu về vài chục triệu đồng mỗi năm. Lợi nhuận từ 500 gốc quýt cho trái cũng đã cho ông trăm triệu đồng mỗi năm. Tới đây, khi cả ngàn gốc quýt trong vườn ông đều được thu hoạch là ông Tùng có thể trở thành “tỷ phú nhà vườn”. Ông Tùng tâm sự: “Tôi sẵn sàng chia sẻ kỹ thuật cho bà con trồng, nhưng thú thật là trồng quýt trên đất núi không đơn giản chút nào. Dày công lắm mới có thể có kết quả tốt, còn lơ tơ mơ thì… thua”. Trên núi Cấm hiện cũng có vài hộ tham gia trồng quýt hồng nhưng chưa có ai trồng quýt cho năng suất cao, ngọt như ông Ba Tùng.
Nhắc đến vườn quýt độc đáo của ông, anh Chau Kanh - Chủ tịch Hội Nông dân xã An Hảo - khoe: "Đó là vườn quýt tuyệt chiêu, chưa ai có thể sánh bằng. Chúng tôi đang nghiên cứu để nhờ ông Ba hợp tác chuyển giao kỹ thuật trồng cho nhiều nông dân. Xã sẽ lên đề án phát triển kinh tế vùng Thất Sơn từ cây quýt. Chúng tôi còn tính đến chuyện xây dựng thương hiệu cho trái quýt hồng núi Cấm".
Nếu nhân rộng được mô hình này, tương lai không xa người dân Bảy Núi sẽ đổi đời. Khi đó, khách phương xa không chỉ biết đến núi Cấm là ngọn núi cao nhất miền Tây, mà ở đó còn có những vườn quýt trĩu cành nổi tiếng thơm ngon và xuất khẩu ra nước ngoài.
Từ một nông dân với hai bàn tay trắng, với quyết tâm đổi đời, ông Tùng đang trở thành tỷ phú vùng cao nhờ “chung thủy” với cây quýt hồng nổi tiếng nhiều thập niên qua. Với ý chí bền gan cùng sỏi đá, chắc chắn cha con ông Ba Tùng sẽ làm nên điều kỳ diệu trên đỉnh Cấm Sơn này.

banmoinha
Theo sưu tầm trên youtube
 
NHẬN XÉT BÀI VIẾT
  Họ và tên
  Email
  Tiêu đề
  Nội dung
  Mã bảo vệ  
Các bài viết mới
  Cách nhận dạng bệnh lùn sọc đen khi ở dạng ẩn và khi bùng phát - ()
  Phòng trừ sâu đục thân hại mía - ()
  DỰ BÁO SÂU BỆNH TUẦN TỪ 27/8 - 2/9 - ()
  Bảo vệ vườn cây ăn trái mùa mưa lũ - ()
  Giới thiệu sản phầm Thuốc Trừ sâu Sinh học: MUSKARDIN - ()
  Kinh Nghiệm Trồng Bưởi Da Xanh - ()
  TRỒNG MÍT NGHỆ THÁI - ()
  Ông Nguyễn Văn Ngộ kiên trì với ổi xá lỵ nghệ - ()
  Kỹ thuật trồng cam sành nghịch vụ - ()
  Trồng Bưởi Da Xanh - ()
Các bài viết khác
  Làm giàu từ chôm chôm nhãn - ()
  Thận trọng khi trồng tiêu - ()
  Biện Pháp Phòng Trừ Tổng Hợp Bệnh Xoăn Lá Cà Chua - ()
  Tăng cường các biện pháp phòng trừ sâu bệnh gây hại lúa hè thu ... - ()
  Kỹ thuật trồng nấm rơm - ()
  BẢN TIN DỰ BÁO SÂU BỆNH TUẦN TỪ 30/07 - 05/08/2012 - ()
  Ruồi vàng gây thối, rụng trái mít tại huyện Đạ Huoai - ()
  Nguy cơ bùng phát một số dịch bệnh trong vụ lúa thu đông - ()
  Dịch hại Ruồi vàng Long Khánh - ()
  Cảnh giác rệp sáp hồng hại sắn - ()
  
 
1
2
3
4
5
 
VIDEO CLIP  
Lễ ra mắt Logo CPC
Lễ ra mắt Logo CPC
Molucide 6G
Logo CPC phần ý nghĩa
Cajet M10
Mẫu Mã SP
Tính chất hoá lý của Thuốc trừ bệnh ...
 Thuốc trừ nắm bệnh và vi khuẩn do CPC sản xuất rất đa dạng gồm dạng lỏng và dạng bột. Trong dạng lỏng có dạng nhủ dầu (EC, ND) và dạng dung dịch (SC, SL, DD)
Phóng sự ảnh
Ý tưởng nông nghiệp mới
Dự án nhà máy chế biến hạt điều
Giống vi sinh vật kích thích tạo trầm hương
Trang thông tin về lĩnh vực máy công nghiệp - ...
Xuất khẩu trà thảo dược Việt Nam sang Âu Châu, ...
Giải pháp cho thực trạng khan hiếm đất nông nghiệp
Vườn di động
Nuôi và chế biến một loại thực phẩm độc đáo
Dịch vụ cung ứng nguyên liệu làm phân hữu cơ ...
Mô hình trang trại khép kín, sau 6 tháng bắt ...
Mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng ...
Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức nội bộ   |  Đặt website làm trang chủ  |   Liên hệ quảng cáo  |  Liên hệ  |  Lên đầu trang
swiss replica watches Omega is an older and more established brand. In fact, when Oris first opened its doors for business, Omega was already an established company and have been on the up-and-up ever since. replica watches swiss