|
|
Phòng trừ sâu hại Ổi - 24/07/2012 |
|
Tài liệu sau đây sẽ giúp bà con nhận diện một số sâu hại chủ yếu và Công ty cổ phần thuốc Sát Trùng Cần Thơ giới thiệu một số loại thuốc có thể dùng để phòng trừ sâu hại. Có 7 loại sâu hại thường gặp trên cây ổi như sau: Ruồi đục quả, rệp sáp phấn, rầy phấn trắng, rầy mềm, sâu đục cành, bọ xít hại trái.... |
|
1-RUỒI ĐỤC QUẢ :( Bactrocera dorsalis-Họ :Trypetidae-Bộ diptera):
Là loại côn trùng phá hại nghiêm trọng rất nhiều loại cây ăn quả như xoài, mận, ổi, táo, thanh long, cam quít, mãng cầu
Ruồi trưởng thành hình dạng giống ruồi nhà nhưng nhỏ hơn một chút, thân dài 5-6mm, ải cánh rộng 8-9mm. Ngực có 3 vệt vàng xếp thành hình chữ U, cánh trong suốt. Con cái cuối bụng có ống đẽ trứng dài và nhọn
Trứng hình hạt gạo, dài khoảng 1mm. Mới đẻ màu trắng sữa, sắp nở chuyển màu vàng nhạt. Ruồi non dạng con dòi, đẫy sức dài 6-8mm, không có chân, màu vàng nhạt, miệng có móc cứng. Nhộng dài 6-7mm, hình trứng dài, lúc đầu màu vàng nâu, sắp vũ hóa có màu nâu đỏ
Ruồi trưởng thành hoạt động ban ngày,có khả năng bay xa.Ruồi cái dùng ống đẻ trứng chọc sâu vào vỏ trái khoảng 5 mm rồi đẻ một chùm 5-10 trứng vào đó.Vết chích rất nhỏ nhưng có thể nhận ra được nhờ vết mủ khô màu nâu trên mặt vỏ trái.Một con cái đẻ100-200 trứng.
Dòi nở ra đục ăn trong trái, tuổi càng lớn càng đục sâu vào phía trong làm trái bị thối và rụng. Bị hại nặng trái rụng hàng loạt. Trong 1 trái có thể có nhiều con dòi phá hại.Khi trưởng thành.dòi chui ra khỏi trái rơi xuống đất hóa nhộng.
Vòng đời trung bình 20-30 ngày, trong đó thời gian trứng 2-3 ngày, dòi 10-15 ngày, nhộng 7-10 ngày, ruồi trưởng thành đẻ trứng 1-2 ngày sau khi bắt cặp và có thể sống trên 1 tháng
Biện pháp phòng trừ:
+Thu hoạch kịp thời,không để trái chín lâu trên cây.Thường xuyên thu nhặt các trái bị rụng đem tiêu hủy để diệt dói
+Biện pháp bao trái có tác dụng hạn chế Ruồi đục quả rất rõ.
+Dùng thuốc dẫn dụ có chất Methyl Eugenol, bắt chước kích thích tố sinh dục của ruồi cái để dụ ruồi đực.Trong thuốc có pha thêm thuốc trừ sâu Naled nên sẽ diệt ruồi đực. Ruồi cái còn lại sẽ đẻ ra trứng không có đực thụ tinh nên trứng không nở được.Chất dẫn dụ nầy có trong cây é tía và cây hương nhu
+Khi trái đã già chưa chín,có thể dùng thuốc gốc Cúc tổng hợp hoặc thuốc gốc chất điều tiết sinh trưởng (Cyromazine)để phun
Các biện pháp kể trên cón nhiều mặt hạn chế vì Ruồi sinh sản nhanh và nhiều,mật số tập trung trong mùa trái chín có khi thành dịch hại trên cả vùng rộng lớn. Biện pháp đối phó hữu hiệu nhất hiện nay CÓ KHẢ NĂNG DẬP DỊCH RUỒI ĐỤC QUẢ TRÊN DIỆN RỘNG là dùng Sản Phẫm Bã mồi dẫn dụ cả ruồi đực và ruồi cái : SOFRI PROTEIN 10DD
+Phun chế phẩm SOFRI-PROTEIN :là chế phẩm thủy phân các chất đạm(protein) có trong men bia (yeast) thành các amino acid- là thức ăn rất cần thiết và hấp dẫn cho cả Ruồi đực và cái.
*Cách pha chế:Mỗi chai thành phẩm dung tích 01 Lít pha với 10 Lít nước lã, cộng thêm 4 gói nhỏ (10 ml/gói) thuốc sát trùng Fipronil là đủ dùng cho 01 Ha vườn cây ăn trái cho một đợt phun
*Cách phun: Phun từng đốm nhỏ (khoảng chừng 25-50 ml dung dịch/đốm) ở mặt dưới lá. Mỗi cây chỉ cần phun 01 đốm thuốc, phun 1 cây bỏ 1 cây để phun cây kế tiếp sao cho các đốm bã mồi cách nhau từ 8-10 mét và phân bổ đều trong vườn
*Thời điểm phum:nên phun vào buổi sáng 8-9 giờ là lúc Ruồi hoạt động mạnh. Phun ngay sau khi Ỗi thụ phấn cho đến gần thu hoạch.Các lần phun cách nhau 7-10 ngày.
*Ưu điểm của sản phẩm:
+Diệt được cả Ruồi đực và Ruồi cái
+Không lưu độc chất trên trái cây vì không cần phun lên trái
+Một người với 1 bình phun thông thường có thể phun 4 Ha vườn trong ngày vì cách phun từng đốm rãi rác đơn giản+Môi trường và sức khỏe con người không bị ảnh hưởng nhiều như cách phun bao trùm tán cây đối với các loại thuốc sát trùng khác.
2-RỆP SÁP PHẤN: (Planococcus minor, P.lilacinus, Planococcus.sp, Pseudococcus sp.) Bộ : Homoptera. Họ: Pseudococcus
Rệp trưởng thành cái màu vàng,dài 2,5-4mm.Cơ thể phủ đầy lớp bột sáp trắng như phấn.Rệp trưởng thành đực có một đôi cánh mỏng,cơ thể dài khoảng 1 mm, màu xám nhạt
Con cái đẻ trứng thành bọc,bên ngoài có lớp sáp trắng bao phủ,bên trong chứa vài chục trứng.Rệp non mới nở có màu hồng,hình bầu dục,di chuyển nhanh đến chỗ thích hợp thì sống cố định và tiết sáp trên cơ thể.Rệp tập trung thành đám ở mặt dưới lá và cuốn trái, hút nhựa làm cho lá biến vàng, trái còn nhỏ thì phát triển kém. Chổ có rệp thường có nấm bồ hóng đen phát triển
Vòng đời trung bình 25-30 ngày. Rệp phát sinh quanh năm, thường vào các tháng mùa khô, nắng nóng
Biện pháp phòng trừ:
+Nông dân có kinh nghiệm phun rửa tán lá bằng nước pha nước rửa chén với áp lực phun xịt cao
+Nếu mật số Rệp dày đặc có thể phun thêm lần thứ nhì với các thuốc trừ sâu gốc lân (như ANITOX 50SC, CAZINON 50ND, CAHERO 4OEC), hoặc thuốc gốc Cúc tổng hợp (như ACE 5EC, CARMETHRIN 10 ,25EC). Nên luân chuyển đổi gốc thuốc trừ sâu để tránh tình trạng Rệp kháng thuốc
3-RẦY PHẤN TRẮNG:(Aleurodicus sp.-Họ :Aleyrodidae-Bộ:Hemiptera)
Rầy phấn trắng có phạm vi cây ký chủ rất rộng
Rầy phấn trắng đẻ trứng thành vòng xoắn ốc trên bề mặt lá,chồi và trái còn non.Thành trùng phủ một lớp phấn trắng nhằm bảo vệ trứng và ấu trùng trong phạm vi bề mặt lá mà chúng sẽ chích hút nhựa lá. Nấm bồ hóng đen phát triễn trên các lớp sáp nầy làm giảm sự quang hợp của lá và giảm giá trị của trái.
Tác hại nguy hiểm là khả năng truyền nhiều bệnh virus cho cây trồng.
Biện pháp phòng trừ:giống như đối với Rệp sáp phấn
4-RẦY MỀM (Aphis spp.-Họ Aphididae-Bộ Homoptera)
Phá hại nhiều loại cây :thuốc lá, cà chua, bắp cải, khoai lang, mận,táo
Rầy đeo bám ở đọt non và mặt dưới lá, chích hút nhựa làm quắn đọt, chồi tăng trưởng kém, tạo điều kiện để nấm bồ hóng phát triển.
Cách phòng trị:do cơ thể trụi và mềm nên các loại thuốc trừ sâu thông thường đều có hiệu quả
5-Sâu đục trái (Conogethes punctiferalis):
Phá hại trên Nhãn, Ổi, Mãng Cầu Xiêm, Chôm chôm, Sầu Riêng.
• Sâu non ăn lá và ăn vào trái nơi đài hoa, đục phá làm rụng trái.
Cách phòng trị: Chà bỏ đài hoa sớm hạn chế chỗ ẩn nấp của sâu. Bao các chùm trái đến thu hoạch
• Phun thuốc sớm và định kỳ 7-10 ngày/lần bằng các loại thuốc như CARMETHRIN 10 & 25EC, DELTOX2,5EC, FENTOX 25EC , ACE 5EC, CAHERO 40EC. Ngưng phun thuốc trước 15 ngày
6-Sâu đục cành (Zeuzera coffeae):
• Sâu non có màu hồng, đục vào bên trong cành nhất là những cành mọc thẳng đứng, đùn phân và mạt gỗ ra ngoài, thường gặp một sâu phá hại một cành. Sâu làm nhộng bên trong cành. Cành bị chết khô và gãy.
Cách phòng trị:
+Phun thuốc có khả năng nội hấp và xông hơi như CAHERO 40EC
+Tiêm các loại thuốc trừ sâu hay nhét thuốc hạt trộn với cát vào lỗ đục.
7-Bọ xít hại trái (Helopeltis bakeri và H. collari)
• Cả hai loài đều có màu vàng hơi nâu và kích thước gần giống nhau. Thành trùng và ấu trùng chích hút chồi và trái non làm chết cành và rụng trái.
Cách phòng trị: Phun các loại thuốc giống như sâu đục trái (HOPKILL 50ND)
|
Hữu An |
Theo CPC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|