Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, trong thời gian tới, khi cây lúa ở giai đoạn cuối đẻ nhánh chuyển sang đứng cái - làm đòng sẽ có một số đối tượng sâu bệnh xuất hiện và gây hại như: sâu đàn, cuốn lá nhỏ, chuột, sâu phao, đạo ôn lá… gây hại rải rác ở mức độ thấp, nên nông dân phải cảnh giác đề phòng.
Để giúp nông dân điều tra phát hiện, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, xin giới thiệu một số đối tượng sâu, bệnh hại trong vụ hè thu và cách phòng trừ như sau:
1. Sâu hại:
Sâu đục thân
|
Bướm và nhộng sâu đục thân gây hại lúa. Ảnh: NGỌC LÃM |
+ Biện pháp phòng trừ: Sau khi thấy bướm ra rộ 5-7 ngày, sử dụng 1 trong các loại thuốc sau: Oncol, Padan, Pyrifdaaic, Angun, Virtako, Regent, Basudin…
Sâu phao
+ Biện pháp phòng trừ: Bón phân cân đối N-P-K; vệ sinh đồng ruộng sạch cỏ; nếu có điều kiện, tháo cạn nước, hạn chế sự phá hại của sâu; chăm sóc, bón phân giúp cây lúa mau phục hồi. Biện pháp thủ công: dùng lưới kéo hoặc rổ vớt phao nơi cuối gió gom lại để diệt. Phun 1 trong các loại thuốc sau: Ammate, Altach, NurelleD, Sautiu, Abamectin, Visher, Videci, Karate, Fullkill, Ace, Colt, Regent…
Nhện gié
+ Biện pháp phòng trừ: Thăm đồng thường xuyên, theo dõi sự xuất hiện gây hại của nhện gié, đặc biệt từ khi lúa làm đòng đến trổ (45-60 ngày sau sạ, cấy). Phun 1 trong các loại thuốc sau: Takare, Kinalux 25EC, Angun, Map Gree 6AS, Olus 5EC, , Danitol 10EC...
2. Bệnh hại:
Bệnh đạo ôn
+ Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ bờ, cỏ ruộng; khi bệnh chớm xuất hiện phải ngưng bón đạm và phân bón lá. Đối với ruộng gieo sạ giống nhiễm, sản xuất lúa trong vụ hè thu nên phun thuốc ngừa bệnh đạo ôn sau khi lúa trổ đều. Phun 1 trong các loại thuốc sau: Beam, Filia, Rocksai super, CitiUSA, Kasumin, Kisaigon, Kitazin, Ninja…
Bệnh đốm vằn
+ Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng làm sạch cỏ bờ, cỏ ruộng; khi bệnh chớm xuất hiện phải ngưng bón đạm và phân bón lá. Phun 1 trong các loại thuốc: Carbenda Supper, Anvil, Validacin, Carbenzim, Kocide, TilSuper, Canosan, T-Vil, Calidan, Romicin, Vicarben, Folicur…
Bệnh cháy bìa lá
+ Biện pháp phòng trừ: Tăng cường bón phân hữu cơ, không bón quá nhiều phân đạm và không bón thúc muộn; bón đủ lân, kali. Khi bệnh phát triển, ngưng bón đạm, tăng cường phân kali, thay nước ruộng và phun thuốc đặc trị vi khuẩn. Dùng các loại thuốc gốc đồng (Coper B, Coc) hoặc các chất như: Bonny, Agri Life, Staner và các chất tăng đề kháng của cây lúa với vi khuẩn như Acid Salicylic (Exin)… để phòng trị.
Bệnh lúa von (bệnh mạ đực)
+ Biện pháp phòng trừ: Không chọn giống bị nhiễm bệnh vụ trước làm hạt giống, xử lý hạt giống bằng nước muối 15%, hoặc xử lý bằng thuốc trừ bệnh... Phun 1 trong các loại thuốc sau: Carbenda super, Cat cat, Til super, Anvil... trước khi lúa trổ 5-7 ngày và sau khi lúa trổ đều./. |