Bệnh loét sọc mặt cạo trên cây Cao Su - 31/07/2012
Đây là bệnh làm giảm sản lượng mủ và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tái tạo vỏ mới của cây. Công ty cổ phần Thuốc sát trùng Cần Thơ giới thiệu đến bà con một số phương pháp nhận diện và cách phòng trừ bệnh...
Trong điều kiện canh tác cao su tại nước ta, bệnh phổ biến vào mùa mưa tháng 6-11 ở vùng ĐNB và Tây Nguyên, riêng miền Trung lại xuất hiện tháng 9-1 hàng năm, ít quan trọng trong mùa khô do nấm cần ẩm độ cao để phát triển và gây bệnh.
1. Tác nhân gây bệnh : Bệnh do nấm Phytophthora palmivora gây ra. Nấm phát triển mạnh trong mùa mưa, đặc biệt ở các tháng mưa nhiều. Bệnh được lan truyền bằng động bào tử của nấm qua nước mưa, gió, qua dao cạo mủ... Bệnh thích hợp trong điều kiện các vườn cao su rậm rạp, có ẩm độ cao và mát. Bệnh cũng thường phát triển ở vườn bón thừa phân đạm, thiếu các biện pháp phòng ngừa như xử lý thuốc, bôi vaseline chống ướt trong mùa mưa, chế độ cạo quá dày, cạo phạm vào gỗ, cạo khi cây còn ướt, cạo sát đất trong mùa mưa,…cũng là một trong các điều kiện thuận lợi để bệnh xâm nhập. 2. Triệu chứng :
Bệnh xâm nhập vào miệng cạo và lớp vỏ tái sinh tiếp giáp với miệng cạo. Sau đó, bệnh lan dần dọc theo mạch dẫn trên vỏ tái sinh, tạo thành các sọc nâu đen theo chiều thẳng đứng. Khi bị nặng, từ lớp vỏ tái sinh, mủ rỉ ra bị biến vàng và bốc mùi hôi thối. Một phần hay toàn bộ phần vỏ tái sinh của mặt cạo biến màu nâu đen và thối loét.
3. Phòng trị :
- Vệ sinh vườn, trừ cỏ dại,để tạo sự thông thoáng trong vườn cây. Không tạo tán cây cao su quá thấp.
- Ngăn không cho nước mưa từ vườn khác chảy vào vườn cao su.
- Không cạo khi cây còn ướt, không cạo phạm, không cạo quá thấp gần mặt đất.
- Xử lý thuốc : Cajet M10 72WP (50g) + Nustar 40EC (5ml) /bình 16 lít.
+ Phun ướt đều trên tán lá, cành, thân cây (chú ý phun thật kỹ nơi mặt cạo mủ).
+ Xới lớp đất mặt, tưới hổn hợp trên vào vùng rễ (2-3 lít/01 gốc), có thể dùng bơm cao áp bơm thuốc vào vùng đất quanh rễ.
+ Xử lý 3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.
Mùa mưa cần pha thêm chất bám dính khi phun xịt.
Chú ý :
- Ngưng hoặc giảm cường độ cạo mủ trong thời gian cây bị bệnh.
- Bón kali giúp cây tăng sức đề kháng để chống chịu bệnh (60-70kg/Ha).
- Hạn chế bón uréa.
- Có thể sử dụng Phân hữu cơ có xử lý Trichoderma để diệt nấm gây bệnh trong đất.
KS.Võ Hùng Chí
Theo CPC
Cajet M10 72WP gồm 2 hoạt chất Cymoxanil + Mancozeb còn phòng trị Sương mai trên Nho + Dưa hấu + Cà chua, Chết dây trên Tiêu và vàng lá lúa. Liều dùng 20-25g/bình 8 lít.
Thuốc trừ nắm bệnh và vi khuẩn do CPC sản xuất rất đa dạng gồm dạng lỏng và dạng bột. Trong dạng lỏng có dạng nhủ dầu (EC, ND) và dạng dung dịch (SC, SL, DD)
swiss replica watches Omega is an older and more established brand. In fact, when Oris first opened its doors for business, Omega was already an established company and have been on the up-and-up ever since. replica watches swiss